10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)

Hệ thống nông nghiệp và xử lý nước thải trong các khu vườn nổi của Mexico tiên tiến đến mức mà bất chấp những nỗ lực tái hiện nó trong thời đại ngày nay – mọi cố gắng đều thất bại.

Ở kỳ trước, chúng ta đã điểm qua 5 điều mà người cổ đại làm còn tốt hơn chúng ta ngày nay. Các nhà khoa học vẫn đang tích cực nghiên cứu tìm hiểu những thành tựu tuyệt vời của các nền văn minh cổ xưa, còn chúng ta tiếp tục đến với 5 điều tiếp theo mà con người với máy móc hiện đại cùng những tiến bộ công nghệ ngày nay vẫn phải ngả mũ bái phục trước tổ tiên.

6. Làm nông nghiệp

Khi nghĩ về những người Aztec và các nền văn hóa Trung Mỹ khác thì hình ảnh đầu tiên thường hiện lên trong đầu chúng ta là những nghi lễ tế thần bằng người sống hoặc gia súc – ảnh hưởng từ những bộ phim Hollywood. Tuy nhiên, khi nghiên cứu những nền văn minh này các nhà khoa học còn khám phá ra nhiều điều thú vị khác, điển hình là hệ thống nông nghiệp chinampa, hay còn được gọi là “những khu vườn nổi”. Chúng có thể được tìm thấy trên các lòng hồ ở Thung lũng Mexico.

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Hệ thống nông nghiệp chinampa, hay còn được gọi là “những khu vườn nổi”.

Một khu vườn chinampa có dạng hình chữ nhật được xây dựng trên lòng hồ sình lầy. Ban đầu, người ta rào chắn khu đất này bằng cọc, rồi sau đó lấp đầy khu vực bên trong bằng bùn đất và thảm thực vật mục nát. Lớp bùn đất này phải đảm bảo cao hơn mực nước hồ để giúp các gốc cây khỏi bị ngập úng. Những kênh rạch xung quanh các lô chinampa tạo ra cảm giác rằng các vùng đất nông nghiệp này đang nổi trên mặt nước, vì thế nó bị gọi nhầm là “vườn nổi”. Để cố định những mảnh đất này, người Aztec còn trồng nhiều cây liễu xung quanh. Hệ thống rễ liễu dày đặc theo thời gian sẽ làm những bức tường chắn của cấu trúc vườn thêm vững chắc, giảm tác động của xói mòn.

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Một khu vườn chinampa có dạng hình chữ nhật được xây dựng trên lòng hồ sình lầy.

Các vườn chinampas cho vụ mùa bội thu trong cả năm nhờ vào nguồn nước luôn được cung cấp điều hòa. Một hệ thống thoát nước phức tạp bao gồm các đập, cống, kênh mương đã được xây dựng để đối phó với vấn đề nước lên vào mùa mưa. Người Aztec sử dụng phân người ủ mục để bón cho các loại cây trồng. Điều này vừa tốt cho cây, vừa tốt cho môi trường sống của thành phố do các chất thải đều được xử lý.

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Các vườn chinampas cho vụ mùa bội thu trong cả năm nhờ vào nguồn nước luôn được cung cấp điều hòa.

Hệ thống nông nghiệp và xử lý nước thải trong các khu vườn nổi của Mexico tiên tiến đến mức mà bất chấp những nỗ lực tái hiện nó trong thời đại ngày nay – mọi cố gắng đều thất bại.

7. Xây tường đá

Nền văn minh Inca nổi tiếng công nghệ chế tác và sắp xếp đá tiên tiến. Nhiều công trình của họ vẫn còn đứng vứng tới tận ngày nay và trở thành những địa điểm thu hút khách du lịch tại Machu Picchu và Sacsayhuaman ở Peru.

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Những khối đá khổng lồ được cẩn thận đẽo gọt cho khớp với nhau và ghép khô.

Những khối đá khổng lồ được cẩn thận đẽo gọt cho khớp với nhau và ghép khô (không dùng chất gắn kết như vữa, bê tông,..) tạo thành các bức tường với độ chính xác không giống như bất cứ nơi nào ở châu Mỹ. Chúng được xếp gần nhau đến mức thậm chí một mảnh giấy cũng không thể lọt qua giữa các phiến đá. Độ chính xác này, với sự kết hợp của các góc bo tròn và kiểu dáng đa dạng lồng vào nhau của các khối đá, và cách mà các bức tường nghiêng vào trong (để giảm thiệt hại trong trường hợp động đất) đã làm cho các nhà khoa học bối rối trong nhiều thập kỷ.

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Những bức tường bằng đá xếp cực kỳ vững chắc đến nay vẫn là bí ẩn.

Phương pháp mà người Inca đã sử dụng để kết nối các phiến đá liền kề đến nay vẫn còn là điều bí ẩn và những nỗ lực tái tạo lại các kỹ thuật này đã đều không thu được kết quả nào.

8. Quy hoạch thành phố

Trong thế kỷ trước, giới khoa học hiện đại cũng như các nhà quy hoạch đô thị đã được một phen kinh ngạc khi nhiều thành phố cổ được khai quật, hé lộ một trình độ quy hoạch “chưa từng có” trong lịch sử.

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Thành phố cổ có một đẳng cấp vượt trội về quy hoạch và tiện nghi dân sinh.

Các nhà khảo cổ đã khám phá ra thành phố Mohenjo Daro 5.000 tuổi ở Pakistan. Với những gì họ tìm thấy ở đây thì trước nay chưa từng có: một đẳng cấp vượt trội về quy hoạch và tiện nghi dân sinh. Mọi ngôi nhà đều được trang bị phòng tắm xây bằng gạch, nhiều căn nhà còn có nhà vệ sinh. Nước thải từ phòng tắm được dẫn vào hệ thống cống rãnh xây chắc chắn bằng gạch chạy dọc theo trung tâm đường phố, bên trên được che phủ bằng gạch hoặc các phiến đá.

Bể chứa nước sinh hoạt và giếng được xây một cách tinh vi bằng những viên gạch hình nêm chứa nguồn cung cấp nước uống công cộng. Vào thời đó, ước tính thành phố có khoảng 40.000 cư dân.

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Vào thời đó, ước tính thành phố có khoảng 40.000 cư dân.

Các nhà khoa học tin rằng, một thành phố lớn khác là Caral nằm trong thung lũng Supe ở Peru cũng đã được xây dựng ở cùng thời kỳ với Mohenjo Daro. Theo những tàn tích còn sót lại có thể thấy trình độ cực cao của các kiến trúc sư thời bấy giờ – các kim tự tháp, quảng trường, sân khấu, đền đài, và nhiều khu vực dân cư. Người dân Caral đã có nền nông nghiệp phát triển, chế độ ăn uống đa dạng, đã biết sử dụng hàng dệt may, có hệ thống tính toán và ghi chép phức tạp. Người dân nơi đây biết xây dựng nguồn cung cấp nước và phát triển hệ thống tưới tiêu dày đặc.

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Thành phố cổ đại Caral – Peru.

Các kiến trúc sư hiện đại vẫn tìm đến Caral để tìm nguồn cảm hứng về quy hoạch thành phố. Những kiến trúc sư người Nhật có ý định kết hợp lối thiết kế nhà cửa của người Caral vào kiến trúc hiện đại để bảo vệ người dân khỏi động đất. Người dân Caral treo nhà của họ trong những giỏ chứa đầy đá để chế ngự sự chuyển động của đất và ngăn ngừa sập nhà.

9. Nghiên cứu thiên văn

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Trong nhiều mộ cổ của Nhật Bản người ta tìm thấy bản đồ sao.

Các nền văn minh cổ xưa trên thế giới từ lâu đã sở hữu sự hiểu biết phi thường về vũ trụ và sự chuyển động của nó. Bằng chứng là những chòm sao vẽ trên gốm sứ cổ Hy Lạp, nghệ thuật chạm khắc đá của người Ấn Độ miêu tả các điểm Hạ chí và Đông chí.

Trong nhiều mộ cổ của Nhật Bản người ta tìm thấy bản đồ sao, thổ dân châu Úc vẫn còn truyền nhau các câu chuyện về sự sáng tạo của thế giới và các sự kiện thiên văn quan trọng. Nhưng làm thế nào mà người xưa có thể ghi lại các sự kiện vũ trụ đúng và chính xác đến như vậy trong khi không có trong tay những công nghệ hiện đại như của chúng ta ngày nay? Đây vẫn còn là điều bí ẩn vượt ngoài tầm hiểu biết của các nhà khoa học.

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Làm thế nào mà người xưa có thể ghi lại các sự kiện vũ trụ đúng và chính xác đến như vậy?

Những khám phá gần đây cho thấy: các nền văn hóa cổ đại từng tiên bộ như thế nào về kiến thức thiên văn, và chắc chắn trình độ hiểu biết của họ vượt xa loài người nguyên thuỷ mà chúng ta trước nay vẫn từng nghĩ về họ như thế.

10. Chế tạo vũ khí

Các loại vũ khí hiện đại ngày nay vượt xa vũ khí cổ xưa về khả năng hủy diệt và tính sát thương. Tuy vậy, nhiều loại vũ khí cổ vẫn khiến các nhà khoa học phải kinh ngạc vì cách cấu tạo và uy lực của chúng.

10 thứ người cổ xưa làm tốt hơn chúng ta ngày nay (Phần 2)
Nhiều loại vũ khí cổ vẫn khiến các nhà khoa học phải kinh ngạc vì cách cấu tạo và uy lực của chúng.

Nhà toán học, kỹ sư, nhà phát minh, và cũng là nhà thiên văn học người Hy Lạp – Archimedes (287-212 TCN) được cho là đã tạo ra loại vũ khí tia nhiệt (đôi khi được gọi là “tia chết chóc”) để bảo vệ Syracuse – thành phố lịch sử ở Sicily trước sự tấn công của các tàu địch. Theo tác giả Lucian ở thế kỷ thứ II SCN và nhà toán học Anthemius đến từ Tralles vài thế kỷ sau đó, thứ vũ khí này được tạo ra từ những vật phản chiếu ánh sáng mạnh (những tấm đồng hoặc thiếc đánh bóng). Người ta đã sử dụng chúng để tập trung ánh sáng mặt trời chiếu vào các con tàu địch khi chúng tiến lại gần và làm chúng bị bốc cháy.

Mặc dù thứ vũ khí này đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi gay gắt của các nhà sử học, rất nhiều thí nghiệm đã chứng minh có khả năng tồn tại của loại vũ khí này. Năm 1973, Ioannis Sakkas – nhà khoa học người Hy Lạp – đã cho dựng 70 tấm gương phủ đồng chiếu vào một mô hình tàu chiến La Mã làm bằng gỗ dán ở cách đó 50m. Khi ánh sáng phản chiếu từ các tấm gương hội tụ vào con tàu, nó đã bốc cháy trong vài giây.

 

Theo Genk