7 câu hỏi thường gặp về hiện tượng sót nhau thai sau sinh

Một số người mẹ sau khi sinh con gặp phải hiện tượng sót nhau thai. Đây không phải là hiện tượng phổ biến nhưng lại rất nguy hiểm vì có thể để lại nhiều di chứng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này hay thậm chí tính mạng của mẹ. Dưới đây là 7 câu hỏi thường gặp về hiện tượng sót nhau thai sau sinh mà các mẹ nên tìm hiểu. 
1. Sót nhau thai sau sinh là gì?
Thông thường, quá trình sinh nở của người phụ nữ chưa chấm dứt khi đứa bé chào đời. Người mẹ sẽ phải trải qua một giai đoạn nữa, hay còn gọi là việc tiết sản dịch thì mới hoàn tất quá trình sinh nở. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tử cung của người mẹ vẫn còn sót lại những lớp mô thừa của nhau thai bám trên thành mạch. Đó chính là phần nhau thai bị sót lại sau sinh. 
2. Sót nhau sau sinh có ảnh hưởng thế nào đến việc cho con bú?
Loại bỏ nhau thai ra khỏi cơ thể chính là tác nhân quan trọng để kích sữa về. Một khi nhau thai được loại bỏ, lượng hormon progesterone trong cơ thể người mẹ được giảm xuống tới mức tối đa, nhờ vậy mà protaclin mới có dịp tác động lên các mô sữa trên bầu ngực mẹ. Nhau thai còn sót lại trong cơ thể cũng đồng nghĩa với việc lượng progesterone không được hạ thấp đủ mức, từ đó ngăn cản quá trình sữa về của người mẹ.
3. Các dấu hiệu của hiện tượng sót nhau thai?
Một số dấu hiệu thường thấy của hiện tượng sót nhau thai bao gồm:
–    Phần nhau thai loại bỏ ra ngoài không được hoàn chỉnh
–    Băng huyết
–    Dịch nhờn âm đạo có mùi
–    Sốt
–    Những cơn co thắt đau đớn của tử cung
–    Sữa về chậm
Vì không phải trường hợp sót nhau thai nào cũng giống nhau nên các triệu chứng có thể thay đổi tùy theo từng người. Ngoài ra, không phải cứ nhận thấy một trong những dấu hiệu trên cũng đồng nghĩa với việc bạn bị sót nhau. Ví dụ như hiện tượng sữa không về cũng là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc tiêu chảy hoặc béo phì của mẹ.
4. Thế nào là sữa về chậm?
Người mẹ gặp phải hiện tượng sữa về chậm sẽ thấy sữa xuất hiện muộn hơn so với các bà mẹ khác, thông thường là sau 3-5 ngày sau sinh và không có đủ lượng sữa cần thiết cho con bú.
5. Làm thế nào khi gặp phải hiện tượng sót nhau thai?
Nếu nghi ngờ có phần nhau thừa sót lại, bạn nên đi khám bác sĩ để được siêu âm và tiến hành các quy trình cần thiết để loại bỏ phần nhau thai.
6. Có nên cho trẻ uống sữa ngoài khi cho đến khi sữa mẹ về?
Nếu được dự báo từ trước, nhiều người mẹ bị sót nhau vẫn có thể cho con bú kịp thời. Bạn chỉ nên để bé dùng sữa ngoài trong trường hợp bất khả kháng.
7. Liệu sữa có về sau khi nhau thai được loại bỏ?
Một khi phần nhau thừa trong cơ thể người mẹ được loại bỏ hoàn toàn, sữa mẹ sẽ được về đều đặn và đầy đủ hơn, đảm bảo nguồn sữa cần thiết cho con.   
Xem thêm

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh

 

Làm đẹp sau sinh

Giam can sau sinh

Trang Lưu – Nguồn: BB

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.