7 điều quan trọng mẹ cần nhớ khi con gặp “đèn đỏ” lần đầu

Thường thì các bé gái bắt đầu chu kì kinh nguyệt từ 12 tuổi nhưng trong một vài trường hợp, chu kỳ của các bé gái có thể đến sớm hơn hoặc lâu hơn ở tuổi thứ 9 đến 16. Đó là lý do các mẹ nên giúp bé tìm hiểu vấn đề tế nhị này sớm để bé không bị bỡ ngỡ và lo lắng.

Dấu hiệu sớm

Con gái bạn có những thay đổi lớn trên cơ thể như ngực bắt đầu phát triển trong 2 năm trước khi có kinh nguyệt lần đầu tiên. Lông mu và lông nách cũng thường phát triển khoảng 6 tháng trước chu kỳ đầu tiên. Đó là những dấu hiệu sớm mà bạn nên biết, theo dõi con và nói cho con biết.

Mua sách hướng dẫn

Mua sách liên quan đến chủ đề giới tính và vệ sinh cơ thể ở trẻ tuổi dậy thì là việc làm cần thiết và thiết thực giúp con gái bạn tự giác trong chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cá nhân. Bạn nên chọn những cuốn sách có nội dung cơ bản, diễn đạt dễ hiểu và hình minh họa phù hợp với lứa tuổi của trẻ vị thành niên. Nếu cần thiết, bạn có thể ngồi cùng với con và giải thích những điều mà con không biết ngay tại chỗ.

Chuẩn bị những thứ cần thiết để con sẵn sàng với chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Là một bà mẹ chu đáo, bạn đừng quên lập một danh sách những vật cần mua để con gái bạn không bối rối trong lần đầu tiên có kinh nguyệt. Những đồ vật cần thiết bao gồm quần lót vải mềm và vừa vặn, băng vệ sinh đúng kích cỡ, đúng chức năng (dùng hàng ngày, dùng ban ngày, dùng ban đêm), thuốc giảm đau bụng kinh và dung dịch vệ sinh phụ nữ.

Dùng kinh nghiệm của mình để dạy con

Các bà mẹ không nên e ngại khi hướng dẫn cô con gái mới lớn của mình học tập các kiến thức của phụ nữ một cách nghiêm túc. Trong những kiến thức quan trọng đó, bạn đừng quên dạy con sử dụng băng vệ sinh đúng cách. Hãy dùng vật minh họa cụ thể với quần lót và băng vệ sinh để con xem các bước làm, bao gồm cả việc dán băng vệ sinh vào mặt trong quần lót và tháo gỡ nó đúng cách. 

Không tập trung vào quá nhiều các vấn đề kinh nguyệt khiến con sợ

Tất nhiên, các mẹ cần cung cấp đầy đủ các kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt cho con gái để con không lúng túng khi gặp phải. Tuy nhiên, các mẹ không nên đề cập đến nhiều đau đớn, sự khó chịu và rắc rối với vấn kề này với con vì chúng có thể làm con sợ hãi, thiếu năng động và tự tin khi vận động. Thay vì vậy, mẹ nên hướng dẫn con cách đối phó với các vấn đề kinh nguyệt. Ví dụ, mẹ nên chỉ dạy con các cách đơn giản để giảm đau bụng kinh và ăn uống khoa học để đảm bảo sức khỏe, sự phát triển thể chất của con trong giai đoạn dậy thì. Ngoài ra, các bé gái cũng cần hiểu rõ rằng chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên của cơ thể và không nên can thiệp để nó biến mất dù nó có thể làm các bé có mụn, đau thắt bụng và thay đổi cảm xúc trong lúc có kinh. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không đều, điều này liên quan trực tiếp đến các vấn đề về hoóc-môn, sức khỏe thể chất và sức khỏe sinh sản sau này của các bé gái. 

Hãy để con bạn “lớn” tự nhiên như lứa tuổi của con

Chu kỳ kinh nguyệt xuất hiện cũng là dấu hiệu của rất nhiều thay đổi ở các bé gái, cả về thể chất và tâm lý. Đừng để những thay đổi về thể chất khiến mẹ muốn con mình có những thay đổi khác không đúng với một đứa trẻ mới lớn. Hơn nữa, các đứa trẻ không có sự phát triển tâm sinh lý giống nhau, nếu mẹ không muốn con mình thành bản sao của những đứa trẻ khác, hãy để con “lớn” tự nhiên và trong sáng. 

Dẫn con đi gặp bác sĩ 

Bạn nên dẫn con đi gặp bác sĩ trong những tình huống bất thường như:
– Đau bụng kinh dữ dội.
– Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 21 ngày hoặc 2 chu kỳ cách nhau dài hơn 45 ngày.
– Rong kinh kéo dài.