Băng Greenland tan nhanh chưa từng thấy

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học vừa công bố trên tạp chí Khoa Học (Mỹ) ngày 13-11. Theo kết luận của các nhà khoa học, nếu những khối băng khổng lồ Greenland tan chảy hết do sự nóng lên toàn cầu thì mực nước biển Trái đất sẽ dâng cao thêm 7cm.

Tốc độ băng tan nhanh hơn nhiều, khoảng 0,75mm/năm thời kỳ 2006-2008 so với tỉ lệ 0,46mm/năm trong giai đoạn 2000-2008.

Các nhà khoa học khảo sát hiện tượng băng tan ngày càng nhanh ở phía tây đảo Greenland.

Những con số trên tính được từ 2 phương pháp đo khác nhau. Một là đo sự khác biệt giữa tổng lượng tuyết rơi và tổng số khối băng tan chảy ở đảo quốc Greenland dựa trên mô hình máy tính khu vực. Hai là dựa trên những quan sát chi tiết về những thay đổi trong trường hấp dẫn của Trái đất từ vệ tinh quan sát Grace. Kết quả, trị số hai phương pháp đo giống nhau gần như hoàn toàn.

Bề mặt băng Greenland bắt đầu tan chảy nhanh vào khoảng năm 2006, tuyết rơi trên dải băng cũng tăng theo mức độ xấp nhỉ nhau, bù trừ tổn thất khối lượng bề mặt băng trong gần một thập kỷ qua, hơn nữa có một lượng nước tan chảy đóng băng lại trước khi xuống tới đại dương. Nếu không có những “hiệu ứng ôn hòa” này, tốc độ sụt giảm băng ở Greenland có lẽ còn tăng gấp đôi so với con số hiện tại.

Giáo sư Jonathan Bamber, công tác tại ĐH Bristol, Anh, nói: “Những số liệu này sẽ là một tín hiệu tốt phục vụ Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại thủ đô Copenhagen, Đan Mạch vào tháng 12”.

 

Theo Tuổi Trẻ