Bệnh giang mai: Biến chứng nguy hiểm cực kỳ đáng sợ

Bệnh giang mai: Biến chứng nguy hiểm cực kỳ đáng sợ
Bệnh giang mai là một bệnh xã hội nguy hiểm. Vì vậy việc phòng tránh bệnh giang mai là điều cần được lưu ý. Khi bị mắc bệnh giang mai cần phải cách ly để tránh lây lan cho cộng đồng, bạn tình và vợ hoặc chồng cũng như gia đình.  Bệnh giang mai lây qua đường tình dục cho nên để phòng tránh bệnh giang mai cần chung thủy một vợ một chồng, không quan hệ bừa bãi đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ cao như gái mại dâm…Xây dựng cuộc sống lành mạnh, không quan hệ với nhiều người
Khi quan hệ tình dục phải dùng biện pháp sử dụng bao cao su để tránh lây bệnh. Khi nghi ngờ bị bệnh hoặc sau khi quan hệ cần đi đến cơ sở y tế chuyên khoa để được khám kịp thời, tránh lây bệnh cho người khác. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh và có cách thức ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác.
 

Bệnh giang mai: Biến chứng nguy hiểm cực kỳ đáng sợ
Vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để tránh lây nhiễm bệnh lây qua đường sinh dục. Thường xuyên tập luyện thể dục, chế độ ăn hợp lý để có sức đề kháng tốt nhằm giúp cơ thể chống chọi lại bệnh tật một cách tốt nhất trong đó có bệnh giang mai. 
Không chỉ lây qua đường tình dục mà bệnh giang mai còn lây qua tiếp xúc với các dụng cụ, đồ dùng của người mắc bệnh. Vì vậy, những đồ dùng của người bệnh cần được vệ sinh kỹ càng, tuyệt đối không dùng chung. Đồ dùng đã thải ra tuyệt đối phải được vệ sinh sạch sẽ.
Trong thời kỳ mẹ đang bị bệnh giang mai không nên có con vì sẽ gây nên một số biến chứng cho thai nhi như sẩy thai, thai chết lưu, và một số dị tật bẩm sinh khác. Lưu ý, khi mẹ bị bệnh có thể truyền cho con khi mang thai hoặc khi cho con bú. Nếu bạn đang trong thai kỳ mà chẳng may bị giang mai nhưng lại không chữa trị đến nơi đến chốn thì nguy cơ truyền lây nhiễm cho đứa trẻ trong bụng là khó tránh khỏi.

Bệnh giang mai có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai là căn bệnh nguy hiểm. Chúng gây nên cảm giác đau đớn bất chợt cho người bệnh. Thậm chí ở giai đoạn muộn còn xuất hiện cả tổn thương thần kinh, thậm chí là bại liệt. Ngoài ra, giang mai cũng có thể gây điếc, mù, ảnh hưởng đến trí nhớ của người bệnh.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Đoàn Văn Linh (Chuyên khoa nam học) cho hay, xoắn khuẩn giang mai ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trong cơ thể. Thậm chí gây phình và viêm động mạch, gây hỏng van tim.
Giang mai nếu không được chữa trị sớm có thể gây ra một số các vấn đề về thần kinh như: gây viêm màng não, gây điếc, gây mù thậm chí là mất trí nhớ cho người bệnh…
Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thề từ 3 – 4 tuần (sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày), người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những biểu hiện của bệnh. Triệu chứng đầu tiên thường là một vết trợt nông có dạng hình tròn hoặc hình bầu dục, rộng khoảng 1 – 2 cm có màu đỏ tươi. Bệnh giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, đôi khi cũng có thể xuất hiện ở hậu môn, miệng, lưỡi, ngón tay…
Những vết loét do bệnh giang mai gây ra là vết thương hở. Do đó thông qua những vết loét này có thể bị nhiễm HIV từ người bệnh khi quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc, sinh hoạt hay bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn do các vi khuẩn từ bên ngoài thâm nhập vào. Người mắc bệnh giang mai có thể làm cho các khớp đau nhức, viêm khớp, bại liệt, nguy hiểm đến tính mạng.
Bệnh giang mai nguy hiểm như vậy nên việc điều trị phải tiến hành ngay khi có dấu hiệu bệnh, không nên chủ quan và tự chữa. Quá trình chữa phải do bác sĩ chuyên khoa điều trị, có phác đồ rõ ràng. Không nên bỏ giữa chừng, không nên dừng lại khi mới thấy bệnh vừa thuyên giảm.
Giai đoạn 1 và giai đoạn 2: Có thể tiêm penicilin. Nhưng nếu dị ứng có thể uống viên nén để thay thế tránh dị ứng. Còn với những người bị nặng, có thể phối hợp tiêm và uống thuốc penicilin khi điều trị. Khi bệnh giang mai ở giai đoạn cuối, chỉ còn cách ngăn chặn sự phát triển của bệnh chứ khó có thể kiểm soát được ảnh hưởng tổn thương đến các cơ quan.
Đông Ngân

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.