Bệnh thủy đậu: Dấu hiệu và cách phòng tránh

benh-thuy-dau-dau-hieu-va-cach-phong-tranh-1

Bệnh thủy đậu và nguyên nhân gây bệnh

Virus Herpeszoster hay còn được gọi là virus varicella zoster là nguyên nhân chính gây ra bệnh thủy đậu. Bệnh thường lây lan qua đường không khí hoặc qua tiếp xúc với đồ dùng cá nhân… hoặc các nốt mụn bị rộp vỡ của người bệnh.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu thường xuất hiện và kéo dài trong vòng từ 7 – 21 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng theo thống kê thì trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Bệnh thường gây ra nhiều biến chứng như: da bị nhiễm trùng, viêm phổi, viêm não…

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Đầu tiên trên da xuất hiện những vết ban đỏ rất ngứa, sau đó mau chóng lây lan đến các vùng khác của cơ thể như: mặt, chân tay, da đầu…và hình thành nên những mụn nước, các vết lỡ sẽ xuất hiện do mụn bị vỡ, khô và đóng vảy.

Các vết mụn nước thông thường có kích thước từ 1mm đến 3mm, bên trong có chứa dịch màu trong suốt. Đôi lúc có những trường hợp bị nặng hơn, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, chưa kể những trường hợp bị nhiễm trùng, dịch của mụn nước sẽ chứa mủ và có màu đục.

benh-thuy-dau-dau-hieu-va-cach-phong-tranh-1
Bệnh thủy đậu mọc trên cơ thể.

Sau đó thì sẽ có biểu hiện sốt  nhẹ, lười ăn ở trẻ nhỏ, các biểu hiện sốt cao, buồn nôn, đau cơ, ngứa ngáy ở những vùng xuất hiện mụn nước xảy ra ở trẻ lớn và người lớn.

Những biểu hiện trên sẽ xảy ra trong suốt thời gian xuất hiện bệnh cho đến khi lành bệnh và diễn ra ở những vùng da mới của cơ thể. Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan cao và khả năng lây lan lại nhanh, do đó cho đến khi những vết mụn nước khô và các vùng da không bị tổn thương thêm nữa thì bệnh mới không có nguy cơ lây lan

Mặc dù khi các vết mụn nước của bệnh thủy đậu đã khô nhưng nguy cơ để lại sẹo rỗ rất cao, gây mất thẩm mỹ cho người bệnh chưa kể còn tốn thêm chi phí điều trị các vết sẹo rỗ do bệnh gây ra.

Cách phòng bệnh thủy đậu

Mọi người nên chủ động cách phòng bệnh thủy đậu, biện pháp tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Những người bệnh đã từng mắc thủy đậu, hầu hết đều có kháng thể với loại vius này, tỷ lệ mắc lại là không cao mà chỉ biến đổi sang một loại bệnh khác. Do đó tất cả mọi người nên ý thức được tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin

– Trẻ em và người lớn nên tiêm 2 mũi vắc xin, nhưng đối với trẻ em có độ tuổi dưới 12 tháng tuổi cần thời gian tiêm thuốc phải cách nhau 6 tuần

– Riêng phụ nữ nếu có ý định mang thai nên tiêm vắc xin trước đó 3 tháng để tránh tình trạng mắc bệnh trong thời gian mang thai. Vì nếu mắc bệnh sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai, trẻ sinh ra bị dị tật…

– Đối với những người đã từng mắc bệnh nên tiêm vắc xin để phòng bệnh, tránh trường hợp biến đổi của bệnh thủy đậu thành bệnh khác.

Mặc dù tiêm vắc xin đang là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất nhưng cũng có trường hợp không được áp dụng biện pháp này. Cụ thể như:

– Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.

– Dị ứng với các thành phần Neomycine có trong thuốc.

– Người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc đang sử dụng thuốc có chứa các thành phần Corticoids.

– Người bị các bệnh liên quan đến máu.

– Người đang bị sốt hoặc đang bị nhiễm trùng về da

Bên cạnh đó, biện pháp hạn chế lây lan từ nguồn bệnh còn có: cách ly người bệnh, hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, phải sinh hoạt riêng bằng việc sử dụng đồ dùng cá nhân riêng, chăn, grap, khăn… riêng.

Khi phát hiện nguồn bệnh cần nhanh chóng tiến hành khử trùng các vật dụng trong gia đình bằng nước Javel, Cloramain, khử khuẩn những vật dụng khác bằng việc ngâm trong nước sôi và phơi nắng để diệt trừ vi khuẩn

Cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, riêng đối với trẻ em, phụ nữ đang mang thai thì tuyệt đối nên tránh việc cho tiếp xúc với nguồn bệnh và trong giai đoạn này cần thường xuyên thăm khám tại các cơ sở y tế để phòng chống bệnh thủy đậu.

Hiền Nguyễn (Tổng hợp)
(Theo Congluan.vn)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.