Bí quyết ngăn ngừa bệnh sỏi mật

Ngăn ngừa bệnh sỏi mật

Hiện nay ở Việt Nam cũng như khắp thế giới, bệnh về túi mật khá phổ biến. Về cơ bản, hầu hết mọi người đều chữa trị sơ qua và sống chung với bệnh.

  • Tuy nhiên, nếu phát sinh biến chứng thì cắt bỏ túi mật là cách duy nhất để khỏi bệnh.
     
    Phẫu thuật loại bỏ túi mật là một trong những loại phẫu thuật phổ biến nhất ở Úc với khoảng 18.000 ca một năm. Ở Việt Nam, mỗi năm có hơn 2.000 ca phẫu thuật túi mật.
     
    Nữ giới có lượng sỏi mật gấp 2 đến 3 lần so với nam giới và những viên sỏi mật này chính là thủ phạm gây những triệu chứng đau đớn. Nếu để lâu, các phương pháp điều trị sỏi mật thông thường sẽ không có tác dụng và buộc phẫu thuật cắt bỏ túi mật để có hy vọng khỏi bệnh.
     

    Người phụ nữ sinh con nhiều lần có nguy cơ bị sỏi mật cao. Thừa cân cũng là một nguyên nhân dễ dẫn đến sỏi mật. Tiến sĩ Tony Speer, chuyên gia tiêu hóa ở bệnh viện Hoàng gia Melbourne (Úc) cho biết: “Tỷ lệ mắc sỏi mật tăng lên khi chỉ số BMI của bạn tăng lên”.

    Ngăn ngừa bệnh sỏi mật
  • 1
    Chức năng của túi mật
     
    Túi mật dài từ 6-15 cm và nằm dưới gan. Nhiệm vụ của nó là chứa và tập trung mật do gan sản xuất ra.
     
    Tiến sỹ Speer cho biết “Sau khi ăn, túi mật co lại và truyền hết mật vào ruột, tại đây mật trộn với thức ăn và giúp tiêu hóa chất béo”. Sỏi mật là dạng vật chất giống sỏi, được hình thành khi mật cứng lại trong túi mật và do sự mất cân bằng của các thành phần trong túi mật.
  • 2
    Rắc rối ở túi mật
     
    80% những người có sỏi mật không gặp bất kỳ rắc rối gì. Nhưng vấn đề lại xảy ra khi một viên sỏi hoặc nhiều viên sỏi kẹt lại ở cổ túi mật.
     
    Điều này gây đau nhói dưới sườn phải. Cơn đau có thể mất đi sau vài giờ nhưng cũng có thể tái phát.
     
    Những trường hợp nghiêm trọng hơn là nghẽn túi mật dẫn tới nhiễm trùng cấp tính và kháng sinh. Nếu rơi vào tình trạng này thì khả năng phẫu thuật sẽ rất cao.
     

    Vì vậy, nếu thường xuyên bị đau, bạn cần đi khám và được bác sĩ tư vấn để tìm hướng chữa trị sớm nhất (có thể điều trị thuốc hoặc cắt bỏ túi mật). Thông thường, khoảng 50-60% sỏi sẽ phát triển trở lại khi các bệnh nhân ngừng điều trị.

  • 3

    Bạn có thể sống thiếu túi mật không?

    Tiến sỹ Peer chỉ rõ: “Cắt bỏ túi mật nghĩa là mật tiếp tục nhỏ giọt vào ruột với tốc độ chậm bởi không còn nơi lưu trữ. Điều này cũng không gây ra hậu quả gì quá nặng nề”.
  • 4
    Ngăn ngừa sỏi mật
     
    Để hạn chế nguy cơ bị sỏi mật, bạn nên nghiêm túc duy trì những thói quen sau:
     
     Không hút thuốc.

     Tập thể dục 30 phút/ngày với 5 ngày/tuần có thể giảm nguy cơ sỏi mật tới 34%

     Ăn uống cân bằng với nhiều rau xanh.
     
     Một cốc cà phê/ngày có thể loại bỏ nguy cơ sỏi mật.