Các cách ăn dứa đúng để tránh ngộ độc và dị ứng

Các cách ăn dứa đúng để tránh ngộ độc và dị ứng

Dứa là một trong số những loại quả có vị thơm và ngon được nhiều người yêu thích. Với loại trái cây này bạn cần hết sức cẩn thận vì nó có thể gây ngộ độc và dị ứng.

Dứa là loại quả thơm ngon, bổ dưỡng và có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể của bạn. Cứ 100g dứa lại có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten…

Nếu không biết ăn dứa đúng cách sẽ có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Cùng xem một vài lưu ý khi ăn dứa để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình. 

  • 1

    Nguyên nhân gây ngộ độc, dị ứng với dứa

    Những biểu hiện dị ứng khi ăn dứa đó là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và thường kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy toàn thân, miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Có khá nhiều trường hợp còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.

    Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

    Những biểu hiện cho thấy người bị ngộ độc dứa chủ yếu là: Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, ngứa ngáy toàn thân, miệng lưỡi tê dại, khó thở, nổi mề đay, gây sốc…Nếu không được chữa kịp thời sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của bạn.

     Các cách ăn dứa đúng để tránh ngộ độc và dị ứng

Cách xử trí khi bị ngộ độc dứa

Khi bị ngộ độc dứa bạn cần phải xử trí kịp thời để tránh ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh theo cách sau

  • 1

    Dùng tay ngoáy họng

    Trong trường hợp bị dị ứng, ngộ độc nhẹ bạn có thể xử lý tại nhà bằng cách gây nôn cho người bệnh. Dùng tay ngoáy họng cho nôn ra hết chất độc vừa ăn phải.

  • 2

    Cho uống nước chè đường

    Sau khi nôn ra hết bạn hãy cho bệnh nhân uống nước chè đường hoặc uống siro ipeca với liều lượng người lớn từ 15-30 ml, trẻ em từ 1-12 tuổi 5ml. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.

    Các cách ăn dứa đúng để tránh ngộ độc và dị ứng

  • 3

    Truyền dịch

    Tại cơ sở y tế, bác sĩ sẽ truyền dịch cho nạn nhân tùy theo tình trạng mất nước do nôn mửa và tiêu chảy, nhưng cần lưu ý trụy mạch còn do sốc dị ứng, có khi không mất nước mà vẫn trụy mạch. Nếu cần, theo dõi áp lực tĩnh mạch trung ương mà truyền dịch.

 Lưu ý khi ăn dứa

  • 1

    Cho vào nước muối nhạt

    Sau khi gọt vỏ dứa xong hãy cắt thành từng miếng rồi cho vào nước muối nhạt ngâm trong khoảng 10 phút, men phân giải protein sẽ bị ức chế trong nước muối. Ngâm như vậy cũng sẽ không bị rát lưỡi khi ăn dứa mà còn có thể làm giảm kích thích niêm mạc miệng và lưỡi, đồng thời sẽ thấy dứa thơm, ngọt hơn.

    Các cách ăn dứa đúng để tránh ngộ độc và dị ứng

  • 2

    Không ăn dứa khi đói

    Không nên ăn dứa khi đói vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào dạ dày, ruột, gây cho bạn cảm giác nôn nao khó chịu.

  • 3

    Người không nên ăn dứa

    Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

  • 4

    Ăn dứa đã nấu chín

    Đối với người có cơ địa mẫn cảm, hay bị dị ứng và trẻ em nên ăn dứa đã xào, nấu vì khi xào nấu dưới tác động của nhiệt khả năng gây dị ứng của dứa không còn nữa.