Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

Chụp ảnh chân dung là nghệ thuật thể hiện cá tính của một đối tượng trong một ảnh tĩnh. Việc này có thể khó một cách đáng ngạc nhiên—hãy nghĩ đến tất cả những tấm ảnh bạn đã chụp trong đó đối tượng có vẻ cứng nhắc hoặc khó coi. Bước đầu tiên trong việc thể hiện cá tính của một người là tạo dáng. Có thể có cả một cuốn sách về chủ đề đó, nhưng trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ một khái niệm cơ bản đằng sau việc tạo dáng—những đường nét của cơ thể người và cách thể hiện chúng theo cách tôn thêm vẻ đẹp.

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

1. Dáng ngồi

Lý tưởng (Kỹ thuật được áp dụng)

Đường nét bên ngoài của thân trên người mẫu được khắc họa rõ nét.

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

EOS 77D/ EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS USM/ FL: 24mm (tương đương 38mm)/ Manual exposure (f/4, 1/200 giây)/ ISO 400/ WB: Auto

Không lý tưởng (Kỹ thuật được áp dụng không chính xác)

Cánh tay của người mẫu che mất một phần cơ thể người mẫu, làm cho nó có vẻ bè hơn. Người mẫu ngoảnh mặt ra xa nguồn sáng, làm cho một nửa khuôn mặt của cô bị bóng đổ.

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

EOS 77D/ EF-S18-135mm f/3.5-5.6 IS USM/ FL: 24mm (tương đương 38mm)/ Manual exposure (f/4, 1/200 giây)/ ISO 400/ WB: Auto

Mô tả tư thế

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

Trái: Lý tưởng; Phải: Không lý tưởng lắm

Có gì sai với tư thế tạo dáng “Không lý tưởng lắm”? 

  1. Cẳng tay che một bên cơ thể của người mẫu. Bạn không thể nhìn thấy đường nét tự nhiên của cơ thể, và điều này làm cho người mẫu trông mập hơn thực tế.
  2. Cẳng tay tạo thành một đường dọc, làm cho dáng đứng có vẻ hơi cứng và khó coi.

Cách khắc phục

  1. Chừa một khoảng trống giữa cẳng tay và cơ thể. Bằng cách đó, đường nét tự nhiên của cơ thể có thể được nhìn thấy và đối tượng trông mảnh mai hơn. Trong ví dụ ‘Lý Tưởng’ bên trên, điều này làm cho eo của người mẫu trông thon hơn.
  2. Hãy đảm bảo đường thẳng mà cánh tay tạo ra nằm lệch góc thẳng đứng. Điều này làm cho ảnh có vẻ linh động và tự nhiên hơn.

Để đạt được điều này, hãy yêu cầu người mẫu…

  • Xoay cơ thể về phía nguồn sáng, sao cho khuôn mặt được chiếu sáng đầy đủ.
  • Để khuỷu tay lên bàn, và đặt nhẹ một bàn tay sát một bên mặt.
  • Di chuyển cẳng tay sao cho đường eo không bị che khuất.
  • Ưỡn ngực (hoặc thụt vai ra sau) để làm cho tư thế trông đẹp hơn.
  • Xoay mặt sao cho ánh sáng không chiếu trực tiếp lên mặt.

Thủ thuật: Xoay cơ thể ra xa máy ảnh một chút sẽ làm cho eo và thân trên trông mảnh mai hơn nữa.

Thủ thuật chuyên nghiệp: Đảm bảo cơ thể người mẫu không tạo thành một đường dọc/ngang 

Trong bố cục trực quan, các đường thẳng và dọc giúp ổn định ảnh. Tuy nhiên, trong tạo dáng, chúng có thể làm cho cơ thể người trông cứng nhắc và khó coi. Hãy tránh chúng nếu có thể, nhất là khi bạn đang cố cho thấy những đường cong nữ tính. Yêu cầu người mẫu xoay, gập, nghiêng hoặc chỉnh góc các bộ phận cơ thể khi cần thiết. Ví dụ như, đối với ảnh ‘Lý Tưởng’ bên trên, ngoài việc xoay cẳng tay, tôi còn yêu cầu người mẫu nghiêng thân trên một chút về phía máy ảnh, tư thế này toát ra vẻ mềm mại.

Khái niệm này cũng áp dụng cho các bộ phận khác trên cơ thể, chẳng hạn như bàn tay và chân. (Đối với chân, hãy xem Kỹ Thuật 2 bên dưới.)

2. Dáng chữ S: Tôn vẻ đẹp của bất kỳ ai

Lý tưởng (Kỹ thuật được áp dụng)

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

Đôi chân có vẻ dài hơn và eo có vẻ thon hơn.

Không lý tưởng (Kỹ thuật không được áp dụng)

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

Chụp trực diện. Không tôn vẻ đẹp nhiều lắm.

Mô tả tư thế

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

Trái: Ảnh lý tưởng, Phải: Ảnh không lý tưởng lắm

Có gì sai với tư thế tạo dáng “Không lý tưởng lắm”? 

  1. Toàn bộ cơ thể người mẫu trực tiếp đối diện với máy ảnh. Nó không tôn dáng lắm: Cơ thể trông mập hơn khi nhìn trực tiếp từ phía trước.
  2. Dáng người trông cứng nhắc. Cánh tay của người mẫu để xuôi hông, và cô cũng đứng với hai chân duỗi thẳng. (Nhớ lại ‘Thủ thuật chuyên nghiệp’ để tránh những đường ngang và dọc)

Cách khắc phục

  1. Yêu cầu người mẫu nghiêng ra xa máy ảnh một chút. (Khoảng 45° sẽ là đủ). Đây là quy tắc vàng để trông mảnh mai hơn trong ảnh!
  2. Yêu cầu người mẫu nâng hông lên gần máy ảnh một chút. Việc này không chỉ làm cho đôi chân trông dài hơn, nó còn giúp cho tư thế trông linh động hơn bằng cách phá vỡ đường ngang tạo bởi xương hông.
  3. Yêu cầu người mẫu xoay bên vai gần máy ảnh hơn ra phía trước một chút. Việc này làm cho cơ thể trông ngắn hơn (và đôi chân dài hơn khi so sánh), và cũng có hiệu ứng làm thon eo.

Kỹ thuật bổ sung: 3 bước đơn giản để có dáng hình chữ S hoàn hảo

Dáng chữ S giúp tôn sắc đẹp. Khi được thực hiện đúng, đối tượng sẽ trông cao hơn và thon gọn hơn với chân dài hơn và eo thon hơn. Tuy nhiên, trừ khi bạn đang làm việc với một người mẫu chuyên nghiệp, có thể khó có được tư thế chính xác hơn bạn tưởng. Có một kỹ thuật 3 bước đơn giản nhưng chắc chắn để giúp cho bất kỳ ai cũng có được tư thế hoàn hảo.

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

1. Đứng ở một góc 45° so với máy ảnh

Đứng ở góc này sẽ nhấn mạnh các đường cong từ ngực đến hông, cũng như đường viền hàm dưới.

2. Dịch chuyển toàn bộ trọng lượng sang phía chân xa máy ảnh

Để dáng chữ S trông đẹp, toàn bộ trọng lượng cơ thể phải chuyển sang một chân. Để đảm bảo, hãy yêu cầu người mẫu cố nâng chân kia. Người mẫu phải có thể thực hiện việc đó một cách dễ dàng. Trục vai và hông sẽ tự nhiên dịch chuyển để duy trì thăng bằng, dẫn đến toàn bộ cơ thể tạo thành hình chữ S.

3.  Trỏ bàn chân của chân trước

Trỏ các ngón chân trên bàn chân tự do lên sàn ngay trước chân trụ. Người mẫu phải sẽ có thể thực hiện việc này khá dễ dàng mà không mất thăng bằng nếu thực hiện bước 2 đúng cách. Khi thực hiện xong, người mẫu có thể xoay mặt về phía máy ảnh.

3. Dáng chữ K: Để có ảo giác về cảm giác linh động

Lý tưởng (Kỹ thuật được áp dụng)

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

Có cảm giác chuyển động ở tay chân của người mẫu. Dáng này tạo ra cảm giác căng thẳng trực quan với hậu cảnh.

Không lý tưởng lắm (Kỹ thuật không được áp dụng)

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

Những đường dọc được tạo ra bởi dáng này nhấn mạnh những đường thẳng tạo ra bởi các khung cửa sổ ở hậu cảnh. Dáng này có vẻ cứng nhắc và toàn bộ ảnh có vẻ căng thẳng.

Mô tả tư thế

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

Trái: Ảnh lý tưởng, Phải: Ảnh không lý tưởng lắm

Có gì sai với tư thế tạo dáng ‘Không lý tưởng lắm’?

Mặc dù bản thân người mẫu hướng 45° ra xa máy ảnh, đầu và thân trên của cô vẫn tạo thành một đường dọc. Đường này được nhấn mạnh thêm bởi những đường dọc trong các khung cửa sổ. Tất cả những đường thẳng này lấn át những đường cong trong ảnh (chẳng hạn như đường cong tạo bởi vòng ngực), và ảnh có cảm giác cứng nhắc, không tự nhiên.

Giải pháp: Dáng chữ K vươn duỗi mọi thứ có thể

Ngược lại với dáng chữ S và nó nhấn mạnh những đường cong mềm mại, nữ tính như thế nào, dáng chữ K có vẻ mạnh mẽ, cởi mở và linh động.

Để có được hình dáng cần thiết, người mẫu cần phải vươn chân và giang rộng tay. Chìa khóa là vươn duỗi mọi thứ có thể: Ở dáng này, hầu như mọi bộ phận cơ thể đều được vươn duỗi, cong hoặc gập. Nó có thể có cảm giác thổi phồng, nhưng đừng lo về việc tư thế trông quá giả tạo: Cảm giác căng thẳng của việc “thổi phồng” tư thế tạo ra những đường nét linh động, gây kinh ngạc trong ảnh có được.

Với vẻ mạnh mẽ và tính linh động của nó, dáng chữ K cũng giúp tạo ra sự tương phản và vẻ căng thẳng trực quan với nhiều đường dọc trong hậu cảnh. Điều này không chỉ nhấn mạnh thêm các đường nét của cơ thể, mà còn làm cho ảnh có vẻ thu hút hơn.

Để đạt được điều này, hãy yêu cầu người mẫu…

  • Chuyển toàn bộ trọng lượng sang một chân và duỗi chân kia càng xa càng tốt.
  • Trỏ bàn chân của chân duỗi. Xoay toàn bộ chân sao cho đầu gối hướng về máy ảnh.Điều này làm cho đôi chân có vẻ dài hơn.
  • Nghiêng thân trên từ eo trở lên theo hướng của chân duỗi. Việc này tạo ra một đường thẳng đẹp.
  • Vươn cổ theo hướng ngược lại với thân trên. Điều này làm cho cổ trông dài hơn.
  • Chạm một tay vào vai và/hoặc tay kia chống hông để thêm thay đổi tư thế.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng giao tiếp là rất quan trọng. Đối tượng chân dung của bạn cũng là con người!

Các kỹ thuật tạo dáng và hướng dẫn cho người mẫu chụp chân dung

Giao tiếp là rất quan trọng khi bạn làm việc với người mẫu. Đối tượng chân dung của bạn không biết mình trông như thế nào qua khung ngắm, do đó hãy đảm bảo bạn đưa ra hướng dẫn chi tiết.

Đồng thời, điều quan trọng là phải xác lập mối quan hệ tốt với đối tượng. Điều này giúp họ thư thái và cởi mở, ngược lại điều này sẽ đảm bảo có ảnh chân dung đẹp hơn. Sau đây là một số thủ thuật để làm như thế.

1. Đừng chỉ trích. Dùng lời tích cực.

Ngay cả khi tư thế của họ trông không đẹp, không cần phải làm họ thất vọng. Hãy bình tĩnh và hướng dẫn họ có thể cải thiện tư thế bằng cách nào. Luôn giao tiếp một cách tôn trọng.

2. Khen họ nhiều nhất có thể.

Ai cũng thích được khen, ngay cả khi đối với những điều nhỏ nhặt. Hãy khen nhiều nhất có thể—nó giúp tạo ra không khí buổi chụp dễ chịu hơn và giúp cho người mẫu tự tin hơn.

3. Nếu bạn muốn chụp họ cười, hãy chọc họ cười.

Nếu bạn muốn chụp một nét mặt nhất định, hãy cố tạo ra tình cảm đó ở đối tượng của bạn thông qua nói chuyện. Ví dụ, nếu bạn muốn chụp đối tượng mỉm cười hoặc cười lớn, bạn có thể kể chuyện tiếu lâm cho họ.

Nguồn: Canon-asia