Các nhà khoa học Nga chạm vào tâm Trái đất

Các nhà khoa học Nga chạm vào tâm Trái đất

Các nhà vật lý Nga đã phát hiện ra rằng động đất, núi lửa và các quá trình địa chấn khác không chỉ phụ thuộc vào “hành vi” của lớp vỏ ngoài cùng, như suy nghĩ trước đây, mà còn phụ thuộc vào tầng dưới của vỏ Trái Đất. Đây là cái nhìn mới về đời sống của hành tinh và là sự xét lại cấu trúc của nó.

>>> Nhiệt độ lõi trái đất cao đến mức bất ngờ

Các mảng kiến tạọ lập nên các lục địa và đáy đại dương “bơi” trong lớp phủ trên cùng gần với vỏ trái đất. Sự thay đổi của những mảng kiến tạo này gây ra động đất, núi lửa, sóng thần. Trước đây người ta cho rằng sự di chuyển này chỉ liên quan đến lớp phủ trên cùng gần vỏ trái đất, trong khi các lớp phía dưới hầu như không có ảnh hưởng đến các quá trình địa chấn. Nhưng hiện nay có những lý do để xem xét lại quan điểm này.

Các nhà khoa học Nga chạm vào tâm Trái đất

Các nhà khoa học từ viện tinh thể học Matxcơva và viện nghiên cứu hạt nhân do Giáo sư Igor Lyubutin đứng đầu đã phát hiện các điều kiện mà ferroperiklaz – một trong những khoáng sản chính của lớp thấp của vỏ trái đất, bao gồm oxy, magie và sắt – nhận được từ tính mới, dẫn điện và dẫn nhiệt.

Như vậy, trong lòng đất liên tục diễn ra quá trình thay đổi các thuộc tính của những vật chất ở độ sâu nhất định. Quá trình này kéo theo sự thay đổi bản chất từ tính của các khoáng sản, thay đổi tính dẫn nhiệt, dẫn điện và tất nhiên, thay đổi mật độ của nó. Biến đổi của tất cả những đặc điểm này thường dẫn đến các thay đổi địa chấn.

Những dữ liệu mới này cho phép chúng ta tìm ra cơ sở cho các sự kiện mà từ trước đến nay chưa được khoa học giải thích.

Kết quả thu được là thách thức đối với học thuyết nổi tiếng về cấu trúc của trái đất và cho phép hiểu sâu về quá trình diễn ra bên trong hành tinh của chúng ta. Một mặt, điều đó đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà nghiên cứu mới, mặt khác, điều đó cũng buộc khoa học phải xem xét các dữ liệu trước đây về cấu trúc hành tinh của chúng ta.

 

Theo NĐT