Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ hiệu quả

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ hiệu quả

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ sẽ trở nên dễ dàng nếu biết điều trị đúng cách và hiệu quả.

Cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ có 2 chiến lược phân biệt nhau cho các bậc cha mẹ dễ hiểu: đó là điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ.

Cách điều trị toàn thân cần áp dụng với trẻ bởi bệnh viêm tai giữa ít khi là bệnh đơn độc. Bệnh viêm tai giữa thường đi sau hoặc đi kèm với vài bệnh khác như viêm họng hay viêm a mi đan hoặc viêm mũi. Cách điều trị tại chỗ cũng là cần thiết bởi ổ viêm ngay ở sát ngoài, ổ viêm này cần phải sử dụng thuốc để chống lan tràn. Bên cạnh đó, điều trị tại chỗ sẽ lấy bỏ ổ viêm trực tiếp và giúp cho quá trình điều trị được nhanh hơn.

Cả 2 cách điều trị trên thì phác đồ chung sử dụng sẽ bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau và vệ sinh cho trẻ. Trường hợp nào cấp tính thì các bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc corticoid nhưng chỉ dùng liều thấp và ngắn ngày thôi. Phải đảm bảo việc điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ phải do bác sĩ khám, chỉ định, và theo dõi định kỳ chứ mẹ không tự ý mua thuốc và cho bé uống.

Bên cạnh việc uống thuốc thì việc vệ sinh tai cũng là một trong những bước quan trọng. Bạn đừng lo bởi nếu như bạn không tháo vát về khoản vệ sinh tai cho trẻ thì các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn vệ sinh tai để tháo mủ. Nếu tai giữa chưa vỡ mủ thì các bác sĩ có thể chích rạch màng nhĩ cho bé. Đừng lo lắng bởi sau đó màng nhĩ sẽ tự liền lại. Còn nếu đã vỡ mủ rồi, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn thấm mủ bằng bông, rửa tai cho bé hằng ngày và nhỏ thuốc.

Hãy đảm bảo các thao tác này cần được hướng dẫn cẩn thận thì các bé sẽ hồi phục rất nhanh chóng. Chỉ sau ngày đầu tiên rửa và nhỏ tai, em bé đã cải thiện triệu chứng thấy rõ. Với việc nhỏ tai thì cần nhỏ đúng theo chỉ định của bác sĩ để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Nếu bé nhà bạn viêm tai giữa chuyển thành viêm tai xương chũm, viêm phổi thì bạn phải cho bé đi bệnh viện ngay. Nếu như mũ đã vơ thì cần tức tốc cho bé đi khám. Nếu đang điều trị bệnh mũi họng mà bé kêu đau tai cũng phải đi khám nggay.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.