Cách làm nhà chống bão

Mô hình nhà chống bão. Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt

Cơn bão số 10 – siêu bão Wutip đã gây thiệt hại nặng cho các tỉnh Miền Trung làm thiệt hại khá lớn về nhà và cửa. Cách làm nhà để chống bão như thế nào cho hiệu quả

Cơn bão số 10 dữ dội vừa quét vào các tỉnh miền Trung với sức tàn phá kinh hoàng đã làm cho hàng chục nghìn ngôi nhà cửa của bà con bị đổ sập, hư hỏng thiệt hại nặng nề về người và của. Những căn nhà nhỏ đơn sơ của bà con làm sao có thể chống chọi với sức gió cấp 12, giật trên cấp 13 đây.

Qua xem xét các căn nhà bị đổ sập hoặc gió thổi bay mái nhà do mưa bão gây ra đa phần là chúng không được neo giữ bằng dây chằng, bà con mình đối phó với bão còn sơ sài.

Ví dụ chỉ để vài hòn đá hoặc vỏ xe tải lên trên để giữ mái khỏi bay mà thôi hoặc dùng vài cọc tre và cột dây chằng đơn sơ mà thôi. Cách làm này không tạo ra lực neo giữ để giữ cho căn nhà không bị đổ sập do gió bão thổi ngang, mà còn làm tăng độ tải nặng lên nền móng nhà, rất dể gây sụt lún đổ sập khi có mưa bão đến.

Giải pháp dưới đây giúp chống chọi lại những cơn bão dữ tại Miền Trung, góp phần giảm thiệt hại cho bà con.

Mô hình nhà chống bão. Nguyễn Thanh Tuấn Kiệt

Mô hình nhà chống bão.

  • 1

    Giải pháp nhà chống bão như sau

    Khi xây nhà trong vùng thường xuyên có bão đi qua như: khu vực gần biển, khu vực cánh đồng trống… Chúng ta cũng nên đồng thời đào sâu và đổ chôn bê tông sẳn các ụ bê tông có khoen để buột dây thừng ( hoặc dây kẽm, xích) vào để neo giữ. Bình thường trong mùa nắng hoặc thời gian không có bão xảy ra, ta có thể tháo mở các dây ra để gọn lại.

  • 2

    Cách buột dây neo chằng như sau

    – Các dây chằng neo buộc ca-rô đan xen với nhau như là hình lưới vào các ụ bê tông chôn chặt dưới nền đất.

    – Nên buộc vòng bên trên mái nhà để giữ cho chắc chắn phần mái tôn không bị gió thổi bong tróc khi bão xảy ra.

    – Dây buộc có thể là dây thừng, cáp thép, xích …

    Tôi kính mong quý bạn đọc VnExpress đóng góp thêm cho ý tưởng để giải pháp càng hoàn thiện nhằm nhanh chóng đi vào cuộc sống.