Cách thiết kế cầu thang an toàn và thẩm mỹ

Cách thiết kế cầu thang an toàn và thẩm mỹ - 1

Thiết kế cầu thang cho nhà hẹp, KTS thường tính đến 3 phương án an toàn – thẩm mỹ – tiết kiệm không gian. Những mẫu cầu thang có kiểu dáng gọn nhẹ luôn là sự ưu tiên hàng đầu trong thiết kế.

  • 1

    Tính an toàn

    Cầu thang là điểm nối giao thoa giữa không gian sinh hoạt từ thấp lên cao, điển hình là nhà phố có diện tích bề ngang chật hẹp để đảm bảo đầy đủ về mặt chức năng sử dụng thì phải phát triển theo chiều cao của ngôi nhà. Ngoài việc tổ chức khéo léo không gian sống thì vị trí và kết cấu của thang rất quan trọng để vừa đảm bảo tính tiện nghi, vừa tiết kiệm diện tích cho từng mét đất nhỏ hẹp.

    Cách thiết kế cầu thang an toàn và thẩm mỹ - 1

    Những thiết kế cầu thang thông thường trong kiến trúc nhà ở hiện nay là sử dụng kết cấu bê tông cốt thép với một mặt phẳng bằng bê tông và chia mặt bậc với gạch lỗ. Trên cùng có thể hoàn thiện bằng gỗ, đá granite hay granito. Loại cầu thang này có ưu điểm là bền, vững chắc và chi phí rẻ. Tuy nhiên, với những căn nhà phố chỉ 35 đến 40 m2 thì diện tích dành cho cầu thang và lưu thông như trên là quá lớn, sẽ chiếm hết những không gian cần thiết cho phòng khách, bếp, phòng ngủ hay nơi sinh hoạt chung. Chính vì vậy, các KTS tìm ra giải pháp là sử dụng loại thang nhẹ lắp ghép hoặc thang tròn có thể mở rộng tầm nhìn, thông gió và ánh sáng trong không gian hẹp.

    Tiêu chí mỹ thuật sẽ luôn được đảm bảo, dựa trên những thiết kế khác nhau, giúp cho không có sự trùng lặp hay dập khuôn ở nhiều căn nhà. Sản phẩm sử dụng mặt bậc bằng kính cường lực, kính màu, gỗ… kết hợp với hệ thống chịu lực và tay vịn bằng inox tạo nên vẻ thanh thoát hiện đại nhưng cũng rất an toàn và chắc chắn.

    Cách thiết kế cầu thang an toàn và thẩm mỹ - 2

    Về vấn đề an toàn, chính là việc tính toàn chiều cao, rộng của bậc thang phải theo đúng tiêu chuẩn thiết kế. Độ rộng trung bình của cầu thang thường được bố trí là từ 75 – 120 cm và chiều cao của cả cầu thang là 16-19cm. Đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc là 24 – 27 cm. Để tiết kiệm không gian, người thiết kế cần phải nắm rõ khoảng cách từ sàn nhà hoàn thiện của tầng dưới đến sàn nhà hòan thiện của tầng trên. Kích thước này phải được đo thật chuẩn vì đây là cơ sở để tính số bậc cầu thang cần thiết để đạt đến độ cao này. Khoảng cách giữa các bậc thang tối đa là 19 cm.

  • 2

    Tính thẩm mỹ

    Cách thiết kế cầu thang an toàn và thẩm mỹ - 3

    Không đơn thuần là lối dẫn lên các tầng cao trong nhà, cầu thang còn góp phần tạo nên nét thẩm mỹ nội thất, điểm tô thêm sự duyên dáng cho nhà ở gia đình. Ngoài những thiết kế thông thường gọn gàng và tiện dụng thì trên thị trường hiện nay có nhiều kiểu dáng cầu thang đẹp mắt mà vẫn đảm bảo chức năng lưu thông an toàn và thuận tiện như cầu thang kính, cầu thang sắt, inox, gỗ…cùng những mẫu hoa văn đẹp mắt.

    Bên cạnh đó, những ý tưởng trang trí độc đáo cho khu vực này cũng không kém phần đa dạng, ví dụ như giếng trời kết hợp với cầu thang nhằm tăng thêm sự thông thoáng. Điều này không chỉ giúp làm đẹp thêm ngôi nhà mà còn khiến khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên trong nhà được thông suốt. Với gầm cầu thang, gia đình hoàn toàn có thể biến khoảng không gian này thành một điểm nhấn thú vị trong nhà. Một vườn khô nhỏ xinh trải sỏi trắng kết hợp với những bát hoa nhỏ sẽ khiến khu vực gầm cầu thang của nhà bạn thêm sinh động và tràn đầy sức sống.

  • 3

    Những điều nên tránh khi thiết kế cầu thang

    Cách thiết kế cầu thang an toàn và thẩm mỹ - 4

    – Cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính

    – Cầu thang không nên hướng thẳng vào bếp dù ở tầng nào

    – Cầu thang không nên đi thẳng vào cửa nàh vệ sinh

    – Cầu thang không đặt ở trung cung

    – Hạn chế bố trí cầu thang trước mặt tiền nhà