Cách tính tuổi thai nhi chuẩn xác để mẹ chủ động đón bé yêu

Cách tính tuổi thai nhi chuẩn xác để mẹ chủ động đón bé yêu

Có nhiều cách tính tuổi thai nhi dựa vào chu kì kinh, đường kính túi thai, đường kính lưỡng đỉnh hay chiều dài của bé tính từ đầu đến mông,… Mẹ hãy chọn cho mình một cách dễ thực hiện nhất để dựa vào đó tính ngày dự sinh cho chuẩn xác nhé! Chắc hẳn mẹ mong ngóng bé chào đời lắm rồi đúng không?

1. Cách tính tuổi thai nhi dựa vào chu kì kinh

Cách này thường được áp dụng với những mẹ có chu kì kinh nguyệt đều đặn vì độ chính xác sẽ cao hơn. Theo đó, mẹ sẽ phải nhớ chính xác ngày đầu tiên của kì kinh cuối (trước khi mang thai) là ngày nào. Một chu kì kinh thông thường khoảng 28 đến 32 ngày. Công thức tính tuổi thai nhi dựa vào chu kì kinh nguyệt như sau:

Tuổi thai = số tháng (tính từ kì kinh cuối) x 4 (tuần) + số tháng (tính từ chu kì kinh cuối) x 2 (ngày)

Ví dụ, ngày đầu tiên của chu kì kinh cuối là ngày 1/1 thì đến ngày 1/5 (4 tháng) tuổi thai sẽ là:

4 x 4 (tuần) + 4 x 2 (ngày) = 16 tuần 8 ngày hay tương đương với 17 tuần 1 ngày.

Ngoài ra, ngày dự sinh sẽ được tính theo công thức:

+ Ngày dự sinh = ngày đầu tiên của kì kinh cuối + 7

+ Tháng dự sinh = tháng có kì kinh cuối – 3 (trong trường hợp kì kinh cuối rơi vào tháng 4 – tháng 12)

Hoặc:

+ Tháng dự sinh = tháng có kì kinh cuối + 9 (trong trường hợp kì kinh cuối ở khoảng tháng 1 – tháng 3).

Ví dụ, ngày đầu tiên của kì kinh cuối là ngày 12/3 thì ngày dự sinh sẽ là 12 + 7 = 19; tháng dự sinh sẽ là 3 + 9 = 12. Vậy mẹ sẽ sinh vào khoảng 19/12.

Hoặc: Ngày đầu tiên của kì kinh cuối là 5/8 thì ngày dự sinh sẽ là: 5 + 7 = 12; tháng dự sinh sẽ là: 8 – 3 = 5. Theo đó ngày dự kiến sinh của mẹ sẽ là: 12/5.

Cách tính tuổi thai nhi chuẩn xác để mẹ chủ động đón bé yêu
Các mẹ biết được cách tính tuổi thai nhi sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc chuẩn bị đón bé ra đời. (Ảnh minh họa)

2. Cách tính tuổi thai dựa vào đường kính túi thai

Mẹ sẽ nắm được các chỉ số của bé yêu mỗi lần siêu âm, trong đó có chỉ số về đường kính túi thai. Dựa vào chỉ số này có thể tính được khá đúng tuổi thai, tuy nhiên cách tính tuổi thai này thường áp dụng trong những tuần đầu bầu bí, bởi vào khoảng tuần thứ 6 trở đi sẽ không đo được chính xác đường kính túi thai do nó dần chuyển thành hình bầu dục. Tuổi thai được xác định dựa vào đường kính túi thai như sau:

Đường kính túi thai (mm) Tuổi thai (tuần)
5 4
10 5
20 6

3. Cách tính tuổi thai dựa vào chiều dài của thai nhi

Dựa vào đường kính túi thai, mẹ chỉ có thể tính được tuổi của bé cưng chính xác khi mới mang thai (dưới 6 tuần). Từ tuần thứ 6 trở đi, mẹ có thể dựa vào chiều dài của bé (tính từ đầu tới mông) – CRL hoặc dựa vào đường kính lưỡng đỉnh – BPD.

Công thức tính tuổi thai nhi dựa vào chỉ số CRL như sau:

Tuổi thai = CRL (cm) + 6,5.

Mẹ lưu ý, chỉ số CRL trong kết quả siêu âm thường được tính bằng mm, mẹ nhớ đổi thành cm nhé!

cách tính tuổi thai nhi chính xác nhất

4. Cách tính tuổi thai dựa vào đường kính lưỡng đỉnh (BPD)

Dựa vào chỉ số đường kính lưỡng đỉnh, mẹ có thể tính tuổi thai của bé dựa vào công thức sau:

BPD 2 3 4 5 6 7 8 9
  x4+3 x4+2 x4+1 x4 x4 x4 x4 x4
Tuổi thai 12 15 18 21 24 28 32 36

 

Tuy nhiên, mẹ lưu ý là bất cứ phương pháp tính tuổi thai nào dựa vào các chỉ số cơ thể của bé thì độ chính xác ngày càng giảm đi, tức là mẹ tính khi thai nhỏ sẽ chính xác hơn khi thai đã lớn, do càng về cuối thai kì, tốc độ phát triển của các bé sẽ càng khác nhau, có bé phát triển tốt, có bé chậm phát triển hơn nên tính tuổi thai dựa vào các chỉ số đó lúc này không còn chính xác nữa.

5. Cách tính tuổi thai dựa theo ngày thai máy đầu tiên

Đây là cách tính không mang lại độ chính xác cao nhưng cũng khá thú vị đối với mẹ, bởi vì ngày cảm nhận được cử động đầu tiên của con sẽ là ngày mà mẹ mong đợi nhất, ngày đáng nhớ nhất. Theo đó, với những mẹ mang thai lần đầu, lần cảm nhận được em bé “máy” đầu tiên đồng nghĩa với thai nhi được 22 tuần, và với những mẹ mang thai lần 2, lần 3,… ngày cảm nhận được cử động đầu tiên của con là lúc bé yêu được khoảng 24 tuần tuổi.

Việc cảm nhận cử động của con còn phụ thuộc vào sự nhạy cảm của mẹ, và mỗi bé lại có chuyển động đầu tiên vào thời điểm khác nhau nên cách tính này chỉ mang tính tương đối. Tuy vậy, nó cũng giúp mẹ nắm được khoảng thời gian em bé chào đời để chủ động hơn trong việc chuẩn bị.

Ngọc Diệp

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.