Cảnh báo: viêm màng ối có thể gây vô sinh

Cẩn trọng với viêm màng ối khi mang thai (P.2)
Mời bạn tìm hiểu các thông tin hữu ích khác về viêm màng ối và ngăn chặn vấn đề thai sản quan trọng này kịp thời.
Chẩn đoán viêm màng ối
Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác viêm màng ối. Thông thường, nhiều xét nghiệm được làm để đảm bảo độ chính xác của việc chẩn đoán. Các xét nghiệm bao gồm:
–    Xét nghiệm thể chất
–    Siêu âm bào thai
–    Chọc màng ối và xét nghiệm màng ối
–    Xét nghiệm máu 
–    Xét nghiệm mô dây rốn và nhau thai
Cẩn trọng với viêm màng ối khi mang thai (P.2)
Biến chứng của viêm màng ối
Viêm màng ối nặng có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi.
Cho mẹ
Các biến chứng phổ biến nhất của viêm màng ối đến phụ nữ có thai bao gồm:
–    Sinh non
–    Chảy nhiều máu khi sinh
–   Nhiễm trùng vùng bụng hoặc khung xương chậu
–    Sẩy thai
–    Thai chết lưu
–    Đông máu ở vùng xương chậu và phổi
–   Lạc nội mạc tử cung
–    Nhiễm khuẩn
–    Nhiễm trùng máu
Trong trường hợp hiếm gặp hơn, viêm màng ối có thể hình thành một áp xe ở vùng xương chậu. Vấn đề này cần được điều trị ngay vì nó có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ sau này và có thể dẫn đến vô sinh.
Cho em bé
Viêm màng ối cũng gây ra rất nhiều các biến chứng nghiêm trọng đến em bé, bao gồm:
–    Viêm màng não (bao gồm cả não bộ và tủy sống)
–    Suy hô hấp
–    Nhiễm khuẩn
–    Chấn thương não
–    Bệnh bại não
–    Bệnh phổi mạn tính
–    Viêm phổi
–    Thai chết lưu
–    Sinh thiếu tháng
–    Xuất huyết não
–    Suy hô hấp
–    Nhiễm trùng máu
Điều trị viêm màng ối 
Rất may, viêm màng ối có thể được điều trị trong thai kỳ và giảm nguy hiểm đến tính mạng của bà mẹ và thai nhi.
Hiện tại, các biện pháp điều trị viêm màng ối hiệu quả được sử dụng bao gồm:
Thuốc kháng sinh
Gentamicin, metronidazole và amoxicillin là những loại thuốc kháng sinh an toàn có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai để điều trị viêm màng ối. Các bác sĩ cũng kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau để đạt được kết quả diệt các nhóm vi khuẩn khác nhau một cách tối ưu, bao gồm nhóm vi khuẩn Strep B và vi khuẩn E.coli.
Đôi khi, các loại thuốc kháng sinh mở rộng như cefoxitin, cefepime, piperacillin-tazobactam và cefotetan cũng được sử dụng để điều trị viêm màng ối. Tuy nhiên, việc sử dụng và kết hợp các loại thuốc điều trị viêm màng ối là nhiệm vụ của bác sĩ. Bạn sẽ được điều trị bệnh với các loại thuốc riêng biệt tùy thuộc vào tình hình bệnh tình của mình. 
Acetaminophen
Acetaminophen được sử dụng để hạ sốt và giảm đau do nhiễm trùng gây ra. Tuy nhiên, bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc hạ sốt và giảm đau nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Sinh con ngay lập tức
Trong trường hợp bạn bị nhiễm trùng màng ối nặng, không còn biện pháp nào tốt hơn là sinh con ngay lập tức để ngăn ngừa nhiễm trùng nặng hơn ảnh hưởng đến tính mạng của hai mẹ con.  Nếu trẻ có dấu hiệu suy thai và mẹ không thể rặn đẻ, biện pháp sinh an toàn nhất cho viêm màng ối là sinh mổ.
Các loại thảo mộc hỗ trợ điều trị viêm màng ối
Viêm màng ối là một loại nhiễm trùng nghiêm trọng, tuy nhiên bạn có thể ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm nặng hơn bằng cách sử dụng một số loại thảo mộc sau:
Cúc tím
Cẩn trọng với viêm màng ối khi mang thai (P.2)
Cúc dại an toàn cho phụ nữ có thai và được sử dụng để tăng chức năng miễn dịch cơ thể. Các bằng chứng cũng cho thấy cúc dại không gây ra vấn đề sức khỏe và dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng loại thảo mộc này dưới sự giám sát của bác sĩ.
Gừng
Gừng không những giúp bà bầu giảm buồn nôn và ốm nghen, đây còn là một loại thuốc tăng cường miễn dịch tự nhiên. Trong gừng có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, chất hỗ trợ tiêu hóa tốt và chất chống viêm. 
Đậu ván dại
Đây là một loại thảo mộc cổ truyền của Trung Quốc giúp tăng khả năng miễn dịch để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm màng ối. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào về loại thảo dược này dành cho phụ nữ có thai. 

Cảnh báo: viêm màng ối có thể gây vô sinh

Ngăn chặn viêm màng ối
Viêm màng ối có thể được ngăn chặn nếu bạn áp dụng các biện pháp sau: 
–    Xét nghiệm khuẩn BV: Hãy làm xét nghiệm này ở cuối quý thứ 2 của thai kỳ. Nếu kếu quả xét nghiệm cho biết bạn dương tính với khuẩn BV, hãy uống thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn kịp thời.
–    Xét nghiệm khuẩn Strep nhóm B: Khi bạn ở tuần thứ 35 – 37 của thai kỳ, hãy đi kiểm tra nhóm vi khuẩn này và điều trị nhiễm khuẩn này sớm.
–    Giảm tần suất kiểm tra âm đạo: Kiểm tra âm đạo trước khi sinh quá nhiều có thể dẫn đến tổn thương màng âm đạo và vi khuẩn xâm nhập sâu vào tử cung, bao gồm cả màng ối và dẫn đến viêm màng ối.
Nguyễn Mai  Nguồn: MJ
 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.