Chăm sóc da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào mùa đông

Chăm sóc da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào mùa đông
Mùa đông đang đến, ngoài việc chăm sóc dinh dưỡng và giữ ấm cơ thể cho con, mẹ cần chú ý chăm sóc làn da nhạy cảm của các bé nữa. Dưới đây là những vấn đề về da mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay gặp nhất vào mùa đông và cách điều trị. Hãy tìm hiểu để bảo vệ làn da của con bạn trong mùa đông này.
Tê cóng da
Lớp mỡ không thể giúp bảo vệ em bé khỏi tê cóng da vào mùa đông và trẻ sơ sinh thường bị mất nhiệt nhanh hơn người lớn. Kết quả là, trẻ bị tê cóng, đặc biệt là ở các vị trí như ngón tay, ngón chân, mũi và má. Trong điều kiện thời tiết lạnh khắc nghiệt, các tế bào da có thể bị tổn thương do tê cóng. Ở các khu vực này thường lạnh, có màu trắng nhợt hoặc xám hơi vàng.
Chăm sóc da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào mùa đông
Cách điều trị: Nếu bạn phát hiện trẻ bị tê cóng da, đừng chần chừ, hãy lấy áo khoác ngoài đang mặc của mình bọc em bé lại bằng mặt trong của áo. Sau đó, đưa em bé vào trong nhà bật máy sưởi. Trong trường hợp nguy hiểm, bạn cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.
Cách phòng ngừa: Để phòng ngừa tình trạng tê cóng, tốt nhất bạn nên cho trẻ mặc quần áo nhiều lớp với các lớp từ mỏng đến dày để giúp trẻ cảm thấy thoải mái. Nhưng ít nhất, bạn cần phải chắc chắn rằng bé nhà mình có đủ các đồ dùng cần thiết cho mùa đông bao gồm mũ, tất, găng tay, áo choàng và giày ấm. Chất liệu ấm, nhẹ và thoải mái nhất cho trẻ có lẽ là cotton, len và lông cừu.
Môi và má bị nứt nẻ
Chăm sóc da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào mùa đông
Da môi và má của trẻ thường mỏng nên dễ bị nứt nẻ hơn người lớn. Không khí khô và thời tiết lạnh chính là thủ phạm gây ra vấn đề da này. 
Cách điều trị: Dưỡng ẩm cho da là bước chăm sóc quan trọng nhất để da trẻ không bị mất nước và bong tróc. Bạn cần dưỡng ẩm da mặt, môi và toàn thân trẻ ít nhất 2 lần/ngày bằng các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ nhỏ.
Cách phòng ngừa: Thường xuyên dưỡng ẩm cho da là cách phòng ngừa da bị nứt nẻ hiệu quả nhất. Với da môi, bạn nên bôi sáp hoặc son dưỡng môi (loại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) nhiều lần trong ngày bất kể khi nào thấy da môi trẻ bị khô như sau khi tắm, sau khi ăn, sau khi uống nước.
Nguyễn Mai Nguồn: WTE

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.