Cho con bú theo giờ không tốt như mẹ nghĩ đâu!

Cho con bú theo giờ  không tốt như các mẹ nghĩ đâu!
Có 2 “rào cản” lớn nhất khiến các mẹ thực hiện chế độ ăn theo giờ cho trẻ. Rào cản thứ nhất là do quy luật sinh học. Các mẹ thường nghĩ rằng sau một khoảng thời gian nhất định bé sẽ đói và cần bú. Trẻ đi tiểu nhiều thì trẻ cũng cần bú nhiều để lớn nhanh, tăng cân nhanh. Rào cản thứ 2 là do sự can thiệp của các “chuyên gia tư vấn” đã có kinh nghiệm nuôi con. Vô hình chung, việc cho con bú theo giờ trở thành công thức ăn tối ưu nhất mà các mẹ phải làm theo. Thực tế, nhu cầu bú và thể trạng của mỗi trẻ là khác nhau, vậy nên không có giờ bú chuẩn nào bạn cần tuân thủ. Cho con bú theo giờ tưởng chừng như khoa học, nhưng có thể gây ra tình trạng thừa cân, bỏ bú, khó chịu và ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của mẹ trong thời kỳ cho con bú.
Cho con bú theo giờ  không tốt như các mẹ nghĩ đâu!
1. Mỗi trẻ có một nhu cầu cá nhân riêng
Mỗi trẻ có một nhu cầu cá nhân riêng. Theo nghiên cứu, trung bình mỗi bà mẹ cần cho con bú 11 lần/ngày và dao động ở mức từ 6 – 18 lần, tùy vào mỗi đứa trẻ. Việc cho trẻ bú theo công thức có thể cung cấp ít hoặc thừa lượng thức ăn mà trẻ cần. Điều này ảnh hưởng đến nhu cầu ăn ngủ của bé. Nếu lượng sữa trẻ bú không đủ, cân nặng của con sẽ bị ảnh hưởng và gây ra các vấn đề về lưu lượng sữa của mẹ.
2. Ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ
Quy tắc là khi trẻ bú hết sữa mẹ thì sữa mẹ sẽ tiết ra nhanh và nhiều hơn. Ngược lại khi ngực căng sữa, việc sản sinh sữa sẽ bị chậm lại và khiến ngực mẹ căng tức. Khi lên kế hoạch cho con bú theo giờ, điều này có thể gây ra tình trạng lúc mẹ căng sữa thì con đang buồn ngủ và không muốn bú, còn lúc bé đói thì chưa được bú ngay hoặc lúc đó sữa chưa “sản xuất” kịp,… Vì thế tốt nhất là để con bú theo nhu cầu, tức là khi bé thấy đói thay vì con đang no bụng, đang ngủ đã bị mẹ “lôi” dậy cho bú. Điều này cũng giảm đáng kể tình trạng viêm, tắc tia sữa ở người mẹ.

Cho con bú theo giờ  không tốt như các mẹ nghĩ đâu!

3. Làm giảm khả năng tích sữa của mẹ
Mỗi bà mẹ đều có một khả năng cho sữa và tích sữa trong bầu ngực khác nhau. Khả năng tích sữa ở đây có thể được hiểu là lượng sữa mà bầu ngực mẹ có thể chứa trong mỗi lần cho con bú. 
Bạn không nên áp dụng một thời khóa biểu cho con bú nào cả. Nếu ngực bạn nhỏ, khả năng dự trữ sữa ít, bạn cần cho con bú nhiều để cải thiện khả năng tích sữa nhiều thêm. Với các mẹ có ít sữa (dù ngực không nhỏ) cũng vậy, hãy cho con bú nhiều để cung cấp đủ sữa cho con.
4. Trẻ bú không ngon miệng, từ chối bú
Nếu trẻ bú theo giờ, trẻ có thể không sẵn sàng bú ngay lúc đó. Tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ sẽ khiến trẻ lười bú. Qua thời gian, tình trạng này có thể làm trẻ không nhận được lượng sữa cần thiết và tăng cân khỏe mạnh. Thực tế, khi trẻ sơ sinh biết khi nào mình cần ăn, chúng sẽ “ngoan ngoãn” bú và làm lưu lượng sữa của mẹ chảy ổn định. Hơn thế nữa, cho trẻ bú khi cần cũng giúp mẹ nuôi còn nhàn hơn. 
Còn một điều mẹ không nên lo lắng, hoang mang là liệu bé bú như thế có đủ không, bé có bị đói bụng khi đang ngủ không,… Hãy để bản năng của người mẹ lên tiếng, và chỉ cần để ý, theo dõi bé một thời gian là mẹ sẽ nắm được “quy luật” ăn uống, ngủ nghỉ của con. Chỉ cần bé bú ngoan, ngủ tốt, tăng cân đều,… là có thể yên tâm rồi.
Nguyễn Mai Nguồn: BB

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.