Cứ xuân về, người Trung Quốc ắt phải ăn món canh này

Chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cơ thể. (Ảnh minh họa).

Y gia Trương Cảnh Nhạc từng nói, “Xuân ứng can nhi dưỡng sinh” có nghĩa là Xuân về, tiết trời ấm khiến cho quá trình chuyển hóa, thay cũ đổi mới trong cơ thể ngày càng vượng, khí huyết vận hành nhanh hơn, nhu cầu về dinh dưỡng nhiều hơn.

Vì vậy, dưỡng sinh vào mùa xuân được xem là cột mốc quan trọng trong hành trình sức khỏe của một người trong cả năm.

Hơn nữa, mùa xuân được xem là thời điểm cơ thể dễ bị tấn công bởi bệnh tật. Vì vậy, chìa khóa để bảo vệ sức khỏe trong khoảng thời gian này chính là nâng cao sức đề kháng.

Canh gà nấu rau

Hầu hết, cứ vào dịp xuân đến, người Trung Quốc thường có thói quen sử dụng món ăn canh gà nấu với rau như một bài thuốc chữa bệnh. Họ cho rằng món ăn này có tác dụng chống viêm và tiêu trừ những nguyên nhân gây cảm mạo.

Không những thế, canh gà có thể làm giảm các triệu chứng sưng, đau họng. Một số loại rau có thể kết hợp với canh gà bao gồm hành tây, khoai lang, củ cải, cà rốt, cần tây, mùi tây…

Các chuyên gia sức khỏe đưa ra lời khuyên bệnh cảm rất dễ ảnh hưởng đến khẩu vị. Người bệnh nên ăn canh gà, canh trứng và một số món ăn lỏng để bổ sung năng lượng, cải thiện dinh dưỡng và phục hồi hệ miễn dịch.

Ngủ đủ giấc

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hệ miễn dịch của chúng ta sẽ bị phá hủy nghiêm trọng nếu tình trạng thức đêm xảy ra thường xuyên và kéo dài. Sự suy giảm của sức đề kháng sẽ trở thành yếu tố kéo theo nhiều bệnh tật.

Chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cơ thể. (Ảnh minh họa).
Chất lượng giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của cơ thể. (Ảnh minh họa).

Ngày nay, do áp lực công việc và thói quen sinh hoạt, nhiều người thường thức khuya và ngồi nhiều.

Tình trạng trên không chỉ gây hại cho các cơ quan của cơ thể mà còn khiến mỡ thừa tích tụ, biến đổi các thành phần dinh dưỡng và gây suy giảm hệ miễn dịch.

Trong khi đó, giấc ngủ đủ và sâu có thể khôi phục thể lực, khiến cho tinh thần hưng phấn, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng của cơ thể.

Bởi vậy, người bình thường nên duy trì giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng/ngày. Người cao tuổi nên dành tối thiểu 6 tiếng/ngày dành cho thời gian ngủ nghỉ.

Ăn sữa chua vào buổi sáng

Một nghiên cứu hàng đầu của Hiệp hội Sức khỏe Mỹ đã chứng minh sữa chua sẽ làm giảm hàm lượng các cholesterol “xấu”,giảm nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới lên đến 47%.

Chưa dừng lại ở đó, một số chế phẩm sinh học trong sữa chua có thể cải thiện đáng kể khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Lượng calo trong sữa chua gấp 1,5 lần so với sữa tươi, đồng thời món ăn này lại có nồng độ pH tương đối thấp.

Bởi vậy, thưởng thức sữa chua vào ban ngày sẽ đạt được những công dụng tối đa, dễ tiêu hóa, hấp thu và bổ sung năng lượng cho ngày mới.

Ăn tỏi

Ăn tỏi không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn có thể phòng chống các bệnh về tim mạch. Đó chính là kết quả của một nghiên cứu đến từ Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ).

Là thực vật thuộc nhóm Allium, tỏi có chứa các chất kháng khuẩn có lợi cho cơ thể và nâng cao khả năng đề kháng. Allicin trong loại thực phẩm này có thể ức chế các phản ứng viêm nhiễm và chống các thương tổn đối với tế bào.

Tỏi là liều thuốc bổ được ví như món quà của tự nhiên. (Ảnh minh họa).
Tỏi là “liều thuốc bổ” được ví như món quà của tự nhiên. (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Allicin dễ bay hơi khi tiếp xúc với nhiệt. Do đó, ta nên thưởng thức tỏi trong khoảng 10 – 15 phút sau khi giã.

Vào khoảng thời gian này, allicin sẽ tương tác cùng enzyme của cơ thể, nhờ vậy giá trị dinh dưỡng càng được nâng cao.

Đặc biệt, allicin có một số tác dụng phụ gây kích thích dạ dày. Do đó, những đối tượng mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên hạn hết ăn tỏi.

Thường xuyên uống nước mật ong, nước gừng, nước chanh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất chống oxy hóa trong mật ong có thể cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể; gừng là một thuốc giảm đau, giải độc tự nhiên, chống nhiễm trùng; chanh rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa.

Nước mật ong, nước gừng và nước chanh là các thức uống tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. (Ảnh minh họa).
Nước mật ong, nước gừng và nước chanh là các thức uống tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. (Ảnh minh họa).

Các thực vật chứa chất chống oxy hóa và vitamin C có thể bảo vệ cơ thể khỏi các chất có hại và nâng cao sức đề kháng. Pha mật ong hoặc gừng, chanh với nước ấm sẽ tạo ra những thức uống rất có lợi cho sức khỏe.

Uống trà chiều

Vào thời điểm 3-4 giờ chiều, cơ thể thường có những dấu hiệu suy yếu, mệt mỏi. Lúc này, uống một cốc trà, cà phê và ăn bữa phụ có thể giúp cơ thể bổ sung năng lượng, nâng cao hiệu suất làm việc, giảm bớt mệt nhọc đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Một số loại trà bổ dưỡng và thơm ngon có thể kể tới là trà hoa nhài giàu chất chống oxy hóa, nâng cao sức đề kháng, trà bạc hà cải thiện tiêu hóa… Những buổi trà chiều nên thưởng thức cùng các loại hạt, trái cây và đồ ăn nhẹ.

Tập thể dục hàng tuần

Tập thể dục là phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp thanh lọc các vi khuẩn có hại trong phổi, đồng thời khiến cho các tế bào bạch cầu lưu thông nhanh hơn và cải thiện khả năng kháng bệnh của cơ thể.

Chưa dừng lại ở đó, việc vận động và tập thể dục hằng ngày sẽ làm cơ thể dẻo dai, săn chắc, có lợi cho giấc ngủ cùng chế độ ăn uống.

Duy trì việc vận động thường xuyên cũng là một trong những phương pháp kháng bệnh hữu hiệu. (Ảnh minh họa).
Duy trì việc vận động thường xuyên cũng là một trong những phương pháp “kháng bệnh” hữu hiệu. (Ảnh minh họa).

Chúng ta nên đảm bảo tập thể dục năm ngày mỗi tuần với thời gian từ 30 – 60 phút/lần. Các lựa chọn tốt cho những người bận rộn là những bài tập đơn giản nhưng hiệu quả như đi bộ 6000 bước, đi xe đạp, cầu lông, yoga…

Thường xuyên tắm nắng

Các nhóm bác sĩ tại Đại học Y khoa Yale (Mỹ) đã chứng minh được ánh mặt trời giúp giảm bớt nguy cơ mắc các bệnh hô hấp và cúm thông thường.

Công trình nghiên cứu của họ chỉ ra rằng việc duy trì hàm lượng cao vitamin D trong cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa viêm họng, ngạt mũi và một số vấn đề hô háp khá. Hơn nữa, việc chuyển hóa vitamin D cũng làm giảm nguy cơ béo phì.

Vào mùa xuân, thời gian tắm nắng tốt nhất là 10 sáng và 4 giờ chiều. Ánh nắng trong 2 thời điểm này vừa có tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất đồng thời không gây hại cho da.

Mỗi lần phơi nắng không nên quá nửa tiếng. Sau khi kết thúc quá trình này, nên chà xát hai tay và massage mặt để tăng hiệu quả và thư giãn cơ thể.

Duy trì sự lạc quan

Thái độ tích cực và lạc quan có thể làm giảm đáng kể mức độ căng thẳng của cơ thể và mang đến một giấc ngủ chất lượng.

Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Stanford đã chỉ ra rằng nụ cười có thể làm tăng các kháng thể và tế bào miễn dịch trong máu.

Nụ cười và tinh thần lạc quan có thể giúp bạn vượt qua mọi thử thách, bao gồm cả bệnh tật. (Ảnh minh họa: nguồn internet).
Nụ cười và tinh thần lạc quan có thể giúp bạn vượt qua mọi thử thách, bao gồm cả bệnh tật. (Ảnh minh họa: nguồn internet).

Tâm trạng thoải mái cũng làm giảm nồng độ các hormone gây stress, làm gia tăng hoặc kích hoạt các tế bào miễn dịch nhất định, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch.

Ngược lại, những cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và đời sống sinh hoạt.

Có nhiều cách để nuôi dưỡng và duy trì tinh thần lạc quan, tích cực như chơi thể thao, đọc sách, trò chuyện với bạn bè… Mỉm cười thường xuyên và giữ cho cuộc sống luôn vui vẻ chính là liều thuốc bổ để nói không với bệnh tật.

Nguồn: Theo Trí thức trẻ

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.