Đề phòng biến chứng viêm tai giữa ở trẻ như thế nào?

Đề phòng biến chứng viêm tai giữa ở trẻ như thế nào?

Với những trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi, cha mẹ phải đặc biệt quan tâm và theo dõi tình hình mỗi ngày của bé bởi đây là đội tuổi rất dễ mắc chứng bệnh viêm tai giữa.

Theo các bác sĩ tại các viện Tai mũi họng, trẻ em thường bị bệnh viêm tai giữa bởi rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là nguyên nhân chủ quan nhưng đa phần đó là các nguyên nhân khách quan. Những nguyên nhân này cha mẹ của bé đều có thể phòng được. Điều quan trọng là phải theo dõi bé sát sao để bé có thể nhận biết được những triệu chứng của bệnh sớm nhất. Càng để lâu thì bệnh sẽ càng khó chữa và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em, nếu như không được phát hiện sớm để điều trị triệt để có thể gây biến chứng viêm tai xương chũm. Theo các bác sĩ chuyên khoa thì biến chứng này là một trong những loại biến chứng rất nguy hiểm, nó thường xảy ra sau viêm tai giữa 1-2 tuần .Bởi lý do này mà trẻ nào bị bệnh viêm tai giữa, dù đã điều trị nhưng không đến nơi đến chốn hoặc không điều trị khỏi dứt điểm, thêm vào đó lại đột nhiên xuất hiện các triệu chứng cấp tính của tai như: trẻ sốt cao trở lại, toàn trạng hốc hác do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, trẻ kêu đau tai, đau nửa đầu, chảy mủ tai tăng hoặc đột nhiên ngừng chảy mủ… thì bệnh đã đến mức độ rất nguy hiểm.

Ấn vùng xương chũm , cha mẹ có thể ấn vào sau tai hoặc kéo vành tai mà thấy trẻ kêu đau buốt hoặc khóc thét lên thì cha mẹ cần cho đi khám chuyên khoa tai mũi họng ngay bởi nếu viêm tai xương chũm không điều trị đúng cách sẽ dẫn tới viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm cực kỳ nguy hiểm. Đây là một bệnh cấp cứu trong tai mũi họng. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Cha mẹ cần thận trọng với các loại bệnh để trẻ, đặc biệt là bệnh viêm tai giữa để không có những hậu quả đáng tiếc xảy ra với con em của mình.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.