Giám sát hơi thở bằng máy thu phát vô tuyến

Một hệ thống giám sát hơi thở sử dụng tín hiệu radio có tên gọi là “Breath Taking” do Neal Patwari và nhóm nghiên cứu của trường Đại học Utah ( Mỹ) phát triển mới đây hứa hẹn sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quan sát những bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật, những người mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ và những em bé có nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ em (SIDS).

Hệ thống này bao gồm một mạng lưới các máy thu phát vô tuyến không dây có bán rộng rãi trên thị trường xếp dọc theo hai bên, đầu và cuối giường của bệnh nhân.

Mỗi máy thu phát vô tuyến truyền và nhận tín hiệu từ tất cả những máy còn lại rồi tiếp tục gửi tín hiệu đó đi máy khác.

Tuy nhiên, khi thở ngực và bụng của người bệnh phồng lên xẹp xuống nên gây cản trở không ít cho các tín hiệu không dây chiếu qua giường.

Một thuật toán máy tính sẽ xử lý dữ liệu từ các máy phát sau đó xác định thời điểm đối tượng ngừng thở khi phát hiện thấy khoảng cách giữa các đợt gián đoạn tín hiệu xảy ra quá lâu.

Kỹ sư điện Neal Patwari đang thử hệ thống giám sát hơi thở không dây của mình.

Tính ưu việt của hệ thống này là không cần gắn bất cứ thứ gì vào cơ thể bệnh nhân giống như các hệ thống giám sát hơi thở truyền thống khác. Thêm vào đó, hệ thống có chi phí thấp và độ chính xác cao.

Để thử nghiệm hệ thống, Patwari đã dùng 20 máy thu phát vô tuyến và phát hiện thấy tối thiểu 13 máy có một số lỗi không đáng kể và ít nhất 19 máy cho kết quả không bị bất kỳ lỗi gì. Chiều cao các máy thu phát được đặt cũng không ảnh hưởng nhiều đến độ chính xác của việc giám sát.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Utah đang nghiên cứu việc sử dụng nhiều tần số radio khác nhau cho hệ thống để phát hiện có bao nhiêu người khác nhau đang thở trong một căn phòng. Nếu thành công, tính năng này sẽ rất hữu ích cho các tình huống giải cứu con tin.

Patwari cho biết ít nhất năm năm nữa hệ thống này mới có mặt trên thị trường.

 

Theo Đất Việt