[Infographic] 10 mẹo giúp bạn làm quen với chụp ảnh dưới nước

[Infographic] 10 mẹo giúp bạn làm quen với chụp ảnh dưới nước

Hãy nhớ cảm giác hoàn toàn tự do khi bạn llặn đầu tiên? Sinh vật biển bao quanh bạn, cảm giác không trọng lượng mà bạn bạn cảm thấy như thể mình đang thách thức trọng lực, và thời điểm mọi thứ đều chậm lại … Chụp lại những khoảnh khắc này bằng máy ảnh như thế nào đây? Trước khi bạn làm điều đó, hãy hiểu thêm về nhiếp ảnh dưới nước và những yêu cầu trước khi đặt lịch cho chuyến phiêu lưu dưới nước tiếp theo của bạn.

[Infographic] 10 mẹo giúp bạn làm quen với chụp ảnh dưới nước

MANG THEO NHỮNG GÌ

1. Máy ảnh

Chiếc máy ảnh bạn mang theo là một phần quan trọng trong cuộc thám hiểm này. Hãy chắc chắn rằng bạn có một máy ảnh tốt để chụp được các bức ảnh mà bạn mong muốn. Canon PowerShot G7 X Mark II là một chiếc máy ảnh nhỏ gọn với các tính năng mạnh mẽ như bộ xử lý hình ảnh DIGIC 7, rất tuyệt vời để chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng; và tự động lấy nét được cải tiến để theo dõi chủ thể của bạn hiệu quả hơn và chính xác hơn.

2. Vỏ chống nước

Trang bị một vỏ chống nước đáng tin cậy cũng quan trọng như việc có một chiếc máy ảnh tốt. Vỏ máy có thể ngăn ngừa những rò rỉ vô tình có thể làm hỏng máy ảnh của bạn, đặc biệt là khi áp lực tăng lúc xuống biển sâu hơn. Vỏ chống nước Canon WP-DC55 được thiết kế cho máy ảnh nhỏ gọn Canon PowerShot G7 X Mark II và giữ máy ảnh của bạn được bảo vệ khỏi nước cũng như đảm bảo bạn có toàn quyền kiểm soát máy ảnh của mình trong khi dưới nước.

3. Bộ phận tản sáng

Sử dụng miếng tản sáng để làm dịu ánh sáng từ đèn flash của máy ảnh. Miếng tản sáng giúp khuếch tán ánh sáng, giúp giảm độ tương phản và làm dịu bóng đổ. Nó cũng làm giảm backscatter (nơi ánh sáng được phản chiếu từ các hạt từ đèn flash vào ống kính, gây ra những đốm trắng nhiễu ) (xem ở trên), cho bạn một bức ảnh rõ ràng hơn mà không bị nhiễu.

4. Dây bungee (một kiểu dây co dãn)

Bảo vệ máy ảnh của bạn dưới nước hơi khác so với khi trên mặt đất. Sử dụng dây bungee để buộc vỏ chống nước vào tay của bạn hoặc buộc vào áo phao (BCD). Bằng cách này, bạn có thể giữ cho máy ảnh luôn gắn liền với mình mà không lo lắng nó sẽ trôi mất.

Những điều cần lưu ý tới

5. Chế độ máy ảnh

Biết rõ máy ảnh của bạn và các chế độ của nó có thể giúp bạn chụp những bức ảnh đẹp hơn trên đất liền nhưng điều này còn quan trọng hơn khi chụp ảnh dưới nước. Điều chỉnh máy ảnh của bạn bằng cách chụp ở chế độ Thủ công, và điều chỉnh cân bằng trắng, ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập để phù hợp nhất với cảnh dưới nước. Nếu bạn hoàn toàn chưa quen với chụp ảnh dưới nước, hãy bắt đầu từ những điều cơ bản; nếu bạn dự định chụp chuyển động nhanh của sinh vật biển, hãy đảm bảo bạn sẽ sử dụng tốc độ màn trập nhanh và ISO cao hơn để đóng băng chuyển động và nếu có ý định chụp các chủ thể to lớn chuyển động chậm, hãy điều chỉnh tốc độ màn trập chậm lại và ISO thấp hơn.

6. Nổi

Hãy hiểu rằng sẽ có sự khác biệt về trọng lượng khi bạn mang theo máy ảnh và vỏ máy so với bạn khi bạn lặn, do đó bạn sẽ cần phải điều chỉnh cẩn thận để đảm bảo có độ nổi thích hợp khi đang ở trong nước. Những yếu tố ảnh hưởng đến sức nổi của bạn bao gồm phao nổi (BC), trang phục, đồ lặn, độ sâu và việc kiểm soát hơi thở.

7. Các phong cách

Sẽ có hai kiểu ảnh chụp dưới nước mà bạn muốn chụp khi mới làm quen- những bức ảnh cận cảnh và những bức ảnh san hô và rạn san hô với góc rộng hơn. Biết chủ thể nào bạn muốn chụp, và hãy điều chỉnh máy ảnh của bạn để cho ra các bức ảnh như ý.

8. Bố cục và nền

Xem xét bố cục và nền khi chụp ảnh dưới nước. Bắt đầu với các bức ảnh đơn giản vừa kín khung hình và đảm bảo chủ thể của bạn ở trong tầm mắt hay chụp từ góc dưới lên để có một bức ảnh thu hút hơn. Chọn nền một cách cẩn thận, có thể là một đàn cá, một thợ lặn bơi ngang qua, hoặc một rạn san hô đầy sắc màu.

9. Backscatter

Backscatter là những đốm nhỏ màu trắng xuất hiện trên ảnh của bạn do điều kiện dưới nước và ánh sáng chói. Bằng cách sử dụng bộ phận tản sáng – đi kèm với vỏ chống thấm nước Canon WP-DC55 – có thể giúp giảm bớt backscatter để cho ra hình ảnh rõ nét hơn và đẹp hơn.

10. Giữ khoảng cách

Luôn nhớ giữ khoảng cách giữa bạn và chủ thể. Không chạm vào hoặc quấy rối các sinh vật biển – hành vi phi đạo đức có thể dẫn đến tổn hại nghiêm trọng, làm chết động vật biển quý hiếm, cũng như làm nguy hại đên hệ sinh thái dưới nước.