Khám phá thông điệp từ những món đồ nghén của bà bầu

Khám phá thông điệp từ những món đồ nghén của bà bầu
Có mẹ bầu bí thì thèm đồ ngọt, nhiều mẹ khác lại thèm “của chua, của chát”, đồ ăn cay, lạnh,… và đôi khi có những mẹ thèm những thứ cực kì đặc biệt thậm chí… không phải đồ ăn như phấn, cao su hay… sơn! Thật kì lạ phải không? Và mẹ có biết rằng mỗi thứ mẹ thèm đều mang những thông điệp nhất định đấy! Cùng khám phá nhé!
1. Đồ ngọt, sô-cô-la, kem
Thông điệp: Bạn đang cần thêm nhiều năng lượng. Đây là một vấn đề về tâm lý, giống như sự thay đổi cảm xúc, trầm cảm khi mang thai hoặc giảm lượng đường huyết. Thèm sô-cô-la cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng thiếu máu trong thai kỳ của người mẹ.
Điều cần làm: Với những biểu hiện trên, bạn cần bổ sung các loại trái cây khác nhau trong thực đơn của mình. Bạn cần ăn ít nhất từ 3 – 5 loại hoa quả tươi mỗi ngày để giảm cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm có đường và nhiều chất béo. Nếu bạn thèm ăn đồ ngọt, 2 miếng sô-cô-la hoặc một que kem nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của 2 mẹ con. Nhưng nếu ăn quá nhiều đồ ngọt trong thai kỳ, bạn có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và các biến chứng khác cho cả bạn và em bé.
Khám phá thông điệp từ những món đồ nghén của bà bầu
2. Đồ ăn cay, dưa bao tử ngâm giấm 
Thông điệp: Nghén đồ cay cho biết cơ thể đang có những thay đổi nội tiết tố khiến bạn muốn nếm thử các loại thực phẩm mới lạ.
Điều cần làm: Hãy tìm hiểu sự an toàn của các loại thực phẩm lạ trước khi ăn chúng. Ví dụ, đồ ăn cay hay nhiều loại thức ăn khác được khuyến cáo không dành cho bà bầu hoặc chỉ được sử dụng hạn chế trong những tháng đầu của thai kỳ như rau ngót, ngải cứu, mướp đắng… 
3. Khoai tây chiên, bánh gối, các loại bánh phồng
Thông điệp: Nếu bạn “nghiện” những món đồ ăn vặt này và ăn chúng ngấu nghiến khi mang thai, có thể cơ thể bạn đang thiếu natri và nước. Natri là một khoáng chất giữ nước, khi mang thai trong 3 tháng đầu, lượng hoóc-môn progesterone trong cơ thể người mẹ tăng có thể dẫn đến tình trạng mất natri. Tuy nhiên, giữ nước dư thừa trong khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng phù nề. Mặt khác, lượng muối trong cơ thể bà bầu càng tăng, càng tạo điều kiện cho hiện tượng tiền sản giật.
Điều cần làm: Hãy cân bằng lại chế độ dinh dưỡng trong 9 tháng thai kỳ của mình với lượng natri giới hạn là 2,5 mg/ngày.
Khám phá thông điệp từ những món đồ nghén của bà bầu
4. Thịt, cá, trứng
Thông điệp: Cơ thể bạn đang cần nhiều protein, canxi và các axit béo.
Điều cần làm: Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều protein trong chế độ ăn uống của mình, bao gồm đậu phụ, thịt gà, cá và trứng luộc. Đối với các bà bầu ăn chay, đậu phụ là lựa chọn tuyệt vời nhất. Trong suốt thai kỳ, bà bầu cần tiêu thụ khoảng 60 – 70 mg protein/ngày. Chú ý rằng protein khiến bà bầu tăng cân nhanh nhưng cũng gây ra hiện tượng nóng và ợ chua.
5. Phấn, dầu, sơn
Chính xác đây không phải là thực phẩm và phụ nữ có thai hay bất cứ ai cũng cần thận trọng, không nên ăn hoặc hít ngửi các loại mùi từ phấn, dầu hoặc sơn.
Thông điệp: Bạn bị mắc hội chứng Pica – một hội chứng rối loạn ăn uống. Một số chuyên gia tin rằng đó có thể là do bạn bị thiếu hụt sắt, hoặc có vấn đề về cảm xúc như căng thẳng hoặc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
Điều cần làm: Bạn nên đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và không tiếp xúc với các loại hóa chất trên.
Khám phá thông điệp từ những món đồ nghén của bà bầu
6. Đá lạnh
Thông điệp: Đá lạnh không có hại cho bà bầu, nhưng nếu bạn thèm nhai đá viên lạnh hay uống đồ lạnh, đó có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang bị mất nước hoặc nóng trong người.
Điều cần làm: Nếu bạn cảm thấy nóng, bạn có thể dùng đá để làm mát cơ thể bằng cách đắp khăn lạnh vào trán, tay, chân. Chú ý, không nên uống nước quá lạnh hoặc ăn đá viên vì chúng không tốt cho cổ họng của bà bầu.
Nguyễn MaiNguồn: THS

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.