Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện vì táo bón?

Khi nào cần đưa trẻ tới bệnh viện vì táo bón?

Nhiều bậc cha mẹ lo ngại việc con mình bị táo bón nên đã ngay lập tức đưa trẻ vào viện. Tuy nhiên khi nào mới cần đưa trẻ đến bệnh viện vì táo bón thì nhiều bậc cha mẹ lại chưa biết?

Như thế nào là táo bón?

Rất nhiều trẻ em bị mắc táo bón. Táo bón là tình trạng phân bị khô và cứng, đi đại tiện rất khó khăn và gây ra đau rát hậu môn. Trẻ mắc táo bón chủ yếu là do chế độ ăn uống chưa hợp lý. Trong khẩu phần ăn của bé quá ít chất xơ và nhiều chất đạm, thêm vào đó mẹ lại không cho bé uống nhiều nước mỗi ngày dẫn đến tình trạng cơ thể bé thiếu nước và khả năng táo bón tăng lên cao hơn.

Thêm một lý do nữa có thể dẫn tới bé bị táo bón là do bé nhịn đi vệ sinh nhiều ngày, dẫn đến tích phân trong đại tràng. Càng tích nhiều phân càng cứng, càng to và càng khó đi hơn.

Bé bị táo bón sẽ bị chướng bụng

Khi nào bé bị táo bón cần được đưa đến bác sĩ

Không phải trường hợp nào bé bị táo bón cha mẹ cũng đưa bé đi khám. Điều này có thể là tốt nhưng không cần thiết bởi có những trường hợp cha mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc bé ở nhà.

Trong những trường hợp sau cha mẹ nên đưa con đến khám bác sĩ

– Tình trạng táo bón của bé kéo dài trên một tuần, việc thay đổi chế độ ăn của mẹ dành cho bé không có tác dụng thay đổi.

-Ngay khi sinh xong, bé bị táo bón, bụng chướng và không đi vệ sinh được.

– Bé bị táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe như sút cân, biếng ăn, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn mửa…

Chỉ nên đưa trẻ đến bác sĩ khi cần thiết

Ngoài những tình trạng trên thì cha mẹ không cần phải đưa trẻ đến viện mà hoàn toàn có thể tự chăm sóc trẻ ở nhà theo các phương pháp đơn giản như:

– Thay đổi chế độ ăn uống, tăng thêm khẩu phẩm rau xanh, hoa quả thay cho chất đạm và chất béo. Khoai lang là thần dược trong việc chữa bệnh táo bón. Có thể xay nhỏ lá khoai lang nấu cháo, nấu bột cho bé hoặc cho bé uống nước cốt khoai lang. Mẹ hãy gọt vỏ và rửa sạch củ khoai lang, sau đó giã lấy nước và vắt bỏ bã.

– Tăng cường cho bé uống nhiều nước

– Tăng cường cho bé vận động bằng cách đi bộ, chạy nhảy, tham gia các trò chơi

– Nên tập cho bé đi đại tiện đúng giờ giấc và khoa học

– Nếu bé bị các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu thì hãy điều trị cho bé bởi bệnh này cũng sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón của bé.

– Ngoài ra cha mẹ có thể cho bé uống thêm các loại thuốc chữa táo bón nếu thấy cần thiết.

1 bình luận

Ds Lee Anh ·

Hanoi, Vietnam

Lúc trước con nhà mình cũng vậy, bé bị táo bón đó Mẹ, mỗi lần đi tiêu là khổ sở lắm, phân khô cứng như phân dê… . Bên cạnh chế độ ăn nhiều rau, hoa quả và thức ăn nhuận tràng nhiều chất xơ , và tập thói quen cho bé đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày , và ngoài ra mình còn cho bé uống sản phẩm MABIFIB – Hoa Dược ,sản phẩm có tác dụng phòng và chống táo bón , dùng nhạy và hiệu quả lắm.Mẹ thử dùng cho bé xem sao.

23 Tháng 11 2015 22:20

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.

Previous articleSự thật về một số bí quyết làm đẹp thông dụng
Next articleCô nàng giảm cân trong 1 tháng xuống 4kg không cần ăn kiêng
Nguyễn M Châu
Chào các bạn, mình là Minh Châu, Mình thích sưu tầm và chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm, bài học hay trên internet. Bởi vì "Hạnh phúc không phải là nhận, hạnh phúc chính là sự cho đi". Hy vọng nếu mọi người thích bài viết thì hãy Like & Share cho bạn bè cùng đọc nhé!!! ♥ Xin cám ơn.