Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chanh dây

Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chanh dây  - 1

Cây chanh dây là cây dễ trồng và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân

  • 1

    Chuẩn bị đất trồng

    Cây chanh dây (nhiêu nơi gọi là cây lạc tiên) trồng được trên mọi địa hình. Thích hợp với các loại đất thoáng xốp, giàu chất hữu cơ như: Đất thịt nhẹ, đất đỏ Bazan … Đất quá chua hoặc quá kiềm cũng ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của cây. Có thể trồng vào mùa xuân hoặc mùa thu.

    – Làm sạch cỏ dại, cào san cho mặt đất bằng phẳng.

    – Trên các địa hình đất dốc nên làm các rãnh thoát nước tránh rửa trôi, xói mòn.

    – Đào hố kích thước 60 x 60 x 60 cm, bỏ lớp đất mặt 1 bên. Bón vôi 0,5 kg/hố sau đó tiến hành phân chuồng 10 – 15 kg + 0,5 kg lân/hố. Trộn đều với lớp đất mặt.

  • 2

    Làm giàn

    Do là loài cây dây leo nên cần làm giàn. Có thể làm giàn theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T. Giàn kiểu chữ T chanh dây phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh. Nên làm giàn cao 1,8 – 2 m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40 cm cho dây leo

  • 3

    Kỹ thuật trồng

    – Phân bón lót như phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, phân đạm, lân, NPK … theo liều lượng thích hợp trộn đề với lớp đất mặt vào trong hố.

    – Dùng dao sắc cắt bầu nilon, đặt cây con xuống giữa hố, lấp đất nhẹ xung quanh gốc. Sau trồng cần tưới nước nhẹ để giữ ẩm (nếu không có mưa).

  • 4

    Chế độ chăm sóc

    Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chanh dây  - 1

    – Tưới nước: Chanh dây là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên vì vậy thường tưới 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn sẽ gúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục, yêu cầu nước ở nhiều giai đoạn làm trái và phát triển trái nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa, trái hoặc teo trái lại.

    – Cắt tỉa, tạo tán: Việc cắt tỉa tạo tán nên làm thường xuyên tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố dều trên mặt giàn giúp cho cây ra hoa đậu trái được tốt hơn.

    – Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên tạo ra các cành thứ cấp mới phân bố đều trên mặt giàn giúp cho cây ra hoa đậu trái được tốt hơn.

    – Khi cây đã lên giàn cần tạo hình, tỉa cành thường xuyên, đặc biệt là tỉa bớt lá vào thời kỳ mùa mưa vừa để hạn chế nấm bệnh phát triển gây hại đồng thời nhằm ức chế sinh trưởng, giúp cây ra nhiều nụ, đậu nhiều trái.

    – Việc cắt tỉa thường được tiến hành thường xuyên. Sau thu hoạch cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau đó cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2,3 và các cành quả. Nếu chanh dây không được đốn tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển đặc biệt làm hạn chế đến năng suất.

  • 5

    Phòng trừ sâu bệnh

    Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chanh dây  - 2

    Bệnh hại

    – Chanh dây thường gặp một số bệnh như bệnh đốm nâu (loại này phổ biến nhất), bệnh này do nấm Alternaria passiflorae gây nên.

    – Bệnh ghẻ do nấm Cladosporium horbarum.

    – Bệnh đốm do Septoria gây nên.

    – Bệnh đốm vi khuẩn do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae gây nên.

    – Bệnh sần sùi: gây ra bởi nấm Septoria passiflorae.

    – Bệnh phấn trắng: gây ra bởi nấm Sclerotinia sclerotiorum.

    * Phòng trừ:

    – Đối với các bệnh do nấm gây ra có thể các loại thuốc: Daconil, Derosal, Tilt, – Ridomil Gold …

    – Bệnh sần sùi, phấn trắng có thể sử dụng các loại thuốc Viaphos 80BTN, carbenzim 50HP, Vicuron 250SC, Workup 9SL.

    – Bệnh do vi khuẩn có thể dùng các loại thuốc gốc đồng, New Kasuran, Starner …

    Sâu hại

    – Các loại ruồi đục trái Dacus dorsalis, Dacus cucurbitae. Dùng thuốc diệt ruồi Sofri protein chỉ cần phun dưới tán mỗi cây một khoảng 30cm x 30cm cách mặt đất 0,8 – 1,0m hoặc mật độ ruồi ít thì cách 1 cây phun 1 cây sẽ dẫn dụ ruồi ăn và chết. Hoặc dùng bẫy dẫn dụ Methy Eugenol (Vidubon …) hoặc tự làm bằng dấm pha đường và ít thuốc trừ sâu, đặt rải rác các 5 – 10m một bẫy.

    – Nhện đỏ, rệp: Dùng các loại thuốc Nissoran, commite, Bifentox 30ND, Vibamec 1.8EC, Vineem 1500EC, supracide 40EC … liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì sản phẩm.

    – Bọ trĩ, rầy các loại: Vertimec, tập kỳ, Mospilan, Vineem 1500EC, Confidor … để phòng trừ.

    Khi phun thuốc chú ý tránh thời gian cây nở hoa vào sáng sớm, ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn của hoa.

    Cần thăm đồng ruộng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời để phòng trừ có hiệu quả tốt. Nên áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp.

  • 6

    Thu hoạch và bảo quản

    – Thu hoạch nên tiến hành đồng loạt, thu tất cả các trái gần chín và chín hoàn toàn nhằm đạt trọng lượng trái tối đa cho năng suất cao. Thu hoạch tránh làm cho vỏ quả bị trầy xước cơ học làm ảnh hưởng đến mẫu mã và vi sinh vật gây hại xâm nhập vào trong quả.

    – Bảo quản nơi thoáng mát, chọn phân loại quả trước khi đóng hộp vận chuyển.

    Trường hợp khi thu hoạch gặp mưa thì treo cao, nếu mưa dài ngày thì sấy lò củi.