Làm sao để “làm lành” sau cãi vã

Những kiểu làm chuyện ấy bật mí bạn là ai

Rất nhiều cặp đôi tỏ ra lúng túng, không biết làm thế nào để hòa giải với đối phương sau một cuộc cãi cọ trong khi thực tế có rất nhiều cách và hầu hết các cách đó đều khá đơn giản.

1. Đối thoại

Sau một vày ngày xảy ra cuộc cãi cọ, một trong hai người hãy chủ động đề nghị người kia ngồi nói chuyện.

Buổi nói chuyện có thể chỉ đơn giản là hai người ngồi cùng nhau xem ti vi hay đọc sách. Hãy nhân cơ hội này để thanh minh, phân trần hay nói lời xin lỗi.

Quan trọng nhất, hãy nhớ là hai bạn yêu nhau như thế nào, mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thỏa.

2. Nụ hôn làm lành

Đây là cách “xử lý tình huống” mà rất nhiều cặp đôi áp dụng và đều thấy hiệu quả rõ rệt.

Không gì tuyệt hơn là giải quyết những mâu thuẫn… bằng những nụ hôn. Hãy dành cho nhau những tình cảm ngọt ngào, nồng nàn nhất. Mọi mâu thuẫn sẽ trôi qua khá đơn giản.

3. Cắm hoa trong phòng

Cách này thường là gợi ý dành cho phái mạnh. Sau buổi cãi cọ, bạn rất muốn nói lời xin lỗi nhưng lại cảm thấy e dè, ngượng ngùng? Hãy mua một bó hoa lớn về cắm trong phòng ngủ, nàng chắc chắn sẽ hiểu “ẩn ý” của bạn.

4. Cùng “cười xòa”

Những mâu thuẫn, cãi cọ vừa xảy ra là không đáng có và khi nghĩ lại, hai bạn cảm thấy thật đáng tiếc? Hãy cười xòa với nhau, chỉ một nụ cười thôi và tất cả mọi chuyện sẽ lại tốt đẹp như xưa.

5. Rủ nhau đi dạo

Hai người cùng đi dạo trong công viên, không khí yên bình, mát mẻ sẽ giúp các bạn nghĩ được nhiều điều tích cực hơn và những việc gì nên hay không nên làm cho nhau.

Hai bạn có thể trao đổi với nhau những suy nghĩ, quan điểm trong buổi đi dạo này, cũng có thể không cần nói gì nhiều bởi chắc chắn cả hai đều hiểu ý nghĩa của buổi đi dạo sau cãi vã.

6. Nhờ tới người hòa giải

Nếu giữa hai bạn đã xảy ra những mâu thuẫn lớn, khó hòa giải thì có lẽ tốt hơn cả là hai người nên tìm đến một người trung gian thứ ba.

Nhân vật trung gian này sẽ là người ngoài sáng suốt hơn cả, giúp hai bạn nhìn nhận ra những điểm đúng và chưa đúng ở mình, để từ đó gỡ rối mối quan hệ đang có nguy cơ bị rạn nứt. Đó có thể là một người bạn thân chung, hoặc anh chị em trong gia đình… Vấn đề là cả hai bạn cần lắng nghe và rút kinh nghiệm.

p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }