Làm sao để luôn lạc quan, yêu đời

Khi tắm hát to lên thành tiếng có thể thúc đẩy cơ thể bài tiết các chất không có lợi, từ đó sinh ra cảm giác vui vẻ và hạnh phúc, giảm nhẹ áp lực. Nếu tâm trạng càng không thoải mái thì càng nên hát to lên. Nhưng cách sau đây có thể hơi kỳ quặc nhưng nó chắc chắn sẽ làm bạn lạc quan và yêu đời hơn.

1. Cười nhiều

“Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ”. Cười có thể tập luyện cho cơ bắp của vùng mặt, thay đổi tuần hoàn vùng mặt từ đó giúp tăng tập trung.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh mới được công bố gần đây nhất cho thấy mặc dù niềm vui không thể đem lại sự tươi trẻ như mong đợi nhưng những người hàng ngày giữ được tâm trạng vui vẻ thì đích thực rất khỏe mạnh và giảm được nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường vv.

 2. Tranh thủ nói chuyện 

Tính cách cũng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Một nghiên cứu của Hà Lan chỉ rõ, trong công việc, người có tính cách nội tâm, hay xấu hổ càng dễ cảm thấy mệt mỏi, còn người có thiên hướng bộc lộ ra ngoài thì thể lực càng đầy đủ.

Điều này là do người thích giao lưu với người khác rất dễ phát hiện niềm vui và hứng thú. Họ đem những điều buồn bực, áp lực thể hiện ra hết bằng lời nói, từ đó giúp giảm stress. Ngược lại, người thích yên tĩnh, độc lập, không thích giao lưu với người khác thì lại thiếu phương pháp giảm áp lực này. Qua thời gian sẽ tích tụ gánh nặng, áp lực chồng chất đầy mình. 

3. Ngồi đúng tư thế 

Tư thế ngồi không đúng, đi thì chân nam đá chân chiêu, vai gù bụng phệ… là những biểu hiện cho thấy năng lượng trong người đang cạn. 

Ngồi làm việc tại văn phòng, nếu không giữ đúng tư thế ngồi thì sẽ càng thêm mệt mỏi. Vậy nên bất luận là đứng hay ngồi thì bạn cũng nên hóp bụng thẳng eo lưng, thư giãn hai tay, cổ hơi dướn về phía trước. 

4. Làm việc kết hợp nghỉ ngơi 

Khi công việc trục trặc, nhất thời không thể giải quyết được, bạn nên nghỉ ngơi một lúc, ví dụ như đi rót một cốc nước uống, thư giãn đầu óc rồi mới tiếp tục. 

Bận rộn và mệt thường dẫn tới quên thở thì nên hít sâu vào (đếm đến 3) và sau đó thở ra (đếm đến 6) hoặc xem một cuốn tạp chí thể thao, lên mạng đọc các tin tức giải trí, hài hước, hoặc tìm bạn “chat chít” vài câu… 

5. Đứng dậy nghe điện thoại

Đứng dậy nghe điện thoại để thư giãn thư giãn gân cốt, đồng thời hít thở sâu giúp ôxy được đưa lên não. Sự thay đổi đơn giản này có thể  làm cho bạn tràn đầy sinh lực trong suốt mấy tiếng đồng hồ.

6. Vừa tắm vừa hát 

Khi tắm hát to lên thành tiếng có thể thúc đẩy cơ thể bài tiết các chất không có lợi, từ đó sinh ra cảm giác vui vẻ và hạnh phúc, giảm nhẹ áp lực. Nếu tâm trạng càng không thoải mái thì càng nên hát to lên.

7. Kết bạn với người lạc quan

Những người lạc quan, tràn trể sinh lực thì ai gặp cũng thích. Thái độ tích cực của họ sẽ truyền được sang cho những người xung quanh.

Ngoài những người thông minh, tài giỏi, nên kết bạn với những người tràn đầy nhiệt huyết, có chí tiến thủ. Ở cạnh một người bi quan, thích oán trách người khác khoảng 30 phút thì năng lượng của cơ thể cũng sẽ bị gián tiếp tiêu hao hết.

8. Việc lớn thành bé 

Có thể bạn sẽ xong hết việc trong khoảng thời gian ngắn nhất nhưng hậu quả là bạn thấy kiệt sức. Hãy chia công việc thành nhiều phần, sắp xếp theo trình tự và thực hiện theo từng giai đoạn và đừng quên nghỉ ngơi một lúc giữa các phần việc. Như thế vừa giữ được thể lực lại vừa có thể nâng cao hiệu suất công việc, đồng thời còn có thể đẩy nhanh tiến độ công việc.

9. Để sáp thơm trong nhà

Đặt sáp thơm ở một số nơi trong nhà hay trong xe ô tô có thể làm cho tinh thần hưng phấn, đầu óc tỉnh táo, tăng cường trí nhớ đồng thời có thể chữa trị được bệnh đau đầu và đau nửa đầu.

p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }