Làm sao để mau lành bệnh lở miệng?

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Các nhà nghiên cứu bệnh lở miệng đã chứng minh mầm bệnh Herpes có trong vòm miệng của mọi người, chực chờ cơ hội tấn công khi sức đề kháng của thân chủ vì lý do nào đó bỗng suy yếu. Tần số xuất hiện của bệnh vì thế bao giờ cũng tỉ lệ nghịch với sức đề kháng. Chính vì thế hãy tiếp hơi cho sức kháng bệnh bằng các thực phẩm sau đây:

Sinh tố C

Các loại trái cây giàu sinh tố C như cam, quýt, bưởi, chanh, tắc, tốt nhất là ớt chuông (còn gọi là ớt Đà Lạt).

Ớt chuông tuy không là trái cây ngon ngọt nhưng lại có lượng sinh tố C nhiều hơn cả cam, quýt. Thiếu sinh tố C thì vết loét nào cũng khó lành nhưng lưu ý là không cần lượng lớn sinh tố C làm chi cho uổng, quan trọng ở chỗ cung cấp nhiều lần trong ngày.

Kẽm

Kẽm trong gan bò, hàu,hạt bí rợ là nhân tố cần thiết cho hoạt động kháng bệnh của tuyến thượng thận.

Lysin

Lysin trong cá biển, trong thịt gia cầm… là loại chất đạm có công năng ức chế tiến trình phát triển của siêu vi.

Men bromalin

Men bromalin trong trái thơm. Nhờ men này mà hệ thống thực bào của cơ thể trở nên bén nhọn, thuốc kháng viêm đồng thời cũng tăng tác dụng.

Hoạt chất kháng ôxy hóa

Hoạt chất kháng ôxy hóa trong trà xanh với tác dụng thu ngắn thời gian phát tán của siêu vi. Ngay cả hình thức dùng ngoài như súc miệng cũng có ích nhờ chất chát trong trà xanh vừa thanh trùng vòm miệng vừa giảm đau thông qua hiệu năng trấn an cảm thụ thần kinh nằm quanh vết loét.

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy có thể rút ngắn thời gian phát bệnh Herpes cũng như ngăn ngừa khả năng tái phát nếu trong thực đơn của người dễ bị bệnh này thường xuyên có sự phối hợp của 3 nhân tố: kẽm, sinh tố C.

Điều này hoàn toàn hợp lý vì cả 3 hoạt chất này đều cần thiết cho sức đề kháng, nghĩa là hữu dụng không chỉ trong trường hợp lở môi, lở miệng vì siêu vi Herpes mà là trong tất cả các bệnh bội nhiễm.

p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }