Làm sao để Tết chu toàn

Dấu hiệu nhận biết phụ nữ ngoại tình tư tưởng sớm nhất

Người Việt quan niệm Tết Nguyên đán là dịp báo hiếu cha mẹ, thành kính tưởng nhớ tổ tiên, gia đình đoàn tụ, anh em sum vầy. Người phụ nữ đi làm dâu, lại nhất là làm dâu trưởng, phải đặc biệt lo tròn việc tề gia nội trợ, cúng lễ, kết nối anh em, thăm hỏi nội ngoại chu toàn trong 3 ngày tết.

Chủ động tề gia nội trợ

Các cụ có câu “Sống là người nhà chồng, chết làm ma nhà chồng”, người phụ nữ khi cất bước đi làm dâu là chính thức trở thành người “ngoại tộc”. Vì thế, việc chăm lo cho gia đình nhà chồng vừa là bổn phận nhưng cũng là trách nhiệm của dâu con trong nhà.

Lúc còn ở nhà với mẹ đẻ, bạn có thể ỷ lại mẹ mình mà không phải bận tâm sắm Tết cho gia đình. Song, nếu đi lấy chồng, mà chồng bạn lại là con trưởng, thì dù có bận trăm công ngàn việc, bạn cũng nên thu xếp dành thời gian lo việc mua sắm Tết chu đáo.

Tùy điều kiện kinh tế và hoàn cảnh: vợ chồng bạn là người chủ trì lo Tết hay chỉ phải phụ trợ cùng bố mẹ anh em nhà chồng, mà căn cơ việc chi tiêu cho hợp lý.

Nếu như chưa được nhà chồng “giao giỗ giao Tết”, bạn có thể chỉ đảm nhận một phần trong số các đầu công việc cần mua sắm như: thực phẩm, mâm quả, bánh kẹo, đồ uống, hoa Tết…

Có điều, bạn phải luôn chủ động trong việc gắn trách nhiệm của mình với gia đình nhà chồng bằng những việc làm cụ thể. Nếu thờ ơ, quá vô tâm trong những sự kiện quan trọng này, bạn sẽ bị mang tiếng là “dâu đoảng”.

Lên danh sách mua sắm

Ngày cuối năm, công việc bù đầu khiến bạn chẳng còn nhớ phải mua gì, sắm gì cho ngày Tết. Dù sao, cả năm mới có mấy ngày đoàn viên nên không thể úi xùi, qua loa, đại khái được.

Vẫn biết thời buổi hiện đại, cần mua sắm gì, chạy ù ra chợ là có tất cả. Thậm chí, để giản tiện cho khách hàng, còn xuất hiện rất nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ bạn mua sắm Tết trọn gói, bạn chỉ cần alô qua điện thoại hay đăng ký qua mạng internet là hàng hoá sẽ được đưa đến tận nhà.

Song, dù bạn trực tiếp hay gián tiếp mua hàng qua dịch vụ thì cũng cần phải liệt kê ra thật cụ thể, chi tiết từng món hàng cần mua. Mứt mấy hộp, rượu mấy chai; nhang (hương) ngắn mấy bó, nhang vòng mấy hộp; giò mấy cân, gà mấy con, bánh chưng mấy cái… Những vật phẩm tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng Tết nào cũng phải có và nhà ai cũng sắm sanh đủ đầy.

Tổng kiểm tra vật dụng gia đình

Từng có chuyện thực tế xảy ra: Trước giờ Giao thừa, khi bê mâm cơm đặt lên bàn thờ kính cáo tổ tiên, nữ gia chủ mới phát hiện ra rằng nhang trên bàn thờ sắp hết, nến trên bàn thờ sắp tàn; hay sáng mùng 1 Tết dậy nổi nửa nấu nướng mới biết là bình gas vừa cạn…

Tuy đó chỉ là chuyện hy hữu nhưng quả thực, vì bận trăm công ngàn việc, rất có thể bạn sẽ sao nhãng những việc nhỏ nhặt trong gia đình.

Thế nên, để ứng phó với những bất trắc ngoài mong đợi, trước Tết mấy ngày, bạn nên tổng kiểm tra lại toàn bộ mọi vật dụng trong gia đình xem cái gì sắp hết, cái gì còn ít, còn nhiều để có kế hoạch bổ sung kịp thời.

Làm mới không gian sống

Tết thường gắn với những điều mới mẻ. Để tạo không khí thoải mái, dễ chịu, mang lại cảm hứng thích thú cho mọi người, bạn hãy thay đổi một chút không gian sống trong gia đình.

Thay màu tường, đặt thêm vài chậu cảnh, bình hoa, kê dọn lại bàn ăn, sắp xếp lại đồ đạc phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ… Dù một chút thay đổi tinh tế cũng góp phần làm cho không gian sống ngôi nhà bạn trở nên mới mẻ và thêm sinh động.

p{ line-height: 1.5; margin-bottom: 10px; }