Lễ Vu Lan là gì ? Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan

Nguồn gốc của lễ Vu lan

Vu lan có nguồn gốc chữ phạm Ullambana, trong Hán ngữ có nghĩa là Giải đào huyền, nghĩa là gỡ khỏi nạn treo ngược. Rộng ra có thể hiểu là cứu được cha mẹ, tổ tiên thoát khỏi cảnh tội đồ, cầu nguyện cho chúng sinh thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Theo nguồn gốc Phật thoại: Tôn giả Mục Kiều Liên là một trong số ít những đệ tử xuất chúng của Đức Phật. Dù có quyền pháp vô biên, nhưng Mục Kiều Liên luôn tưởng nhớ đến người mẹ đã mất của mình.

Một lần, ông dùng đôi mắt thần của mình để nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ mình là bà Thanh Đề bị Diêm Vương đày làm quỷ đói do kiếp trước gây nhiều nghệp ác. Vì thương mẹ, nên ông đã dùng phép thuật để xuống địa ngục dâng cơm cho bà.

Ngày lễ Vu lan chính là ngày báo hiếu mẹ cha. Ảnh nguồn: Internet

Bà Thanh Đề do lâu ngày bị nhịn đói nên khi ăn đã dùng một tay để che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh.

Do vì còn tính “tham, sân, si” nên khi bà đưa cơm lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được nữa. Đau xót và thương mẹ khi chứng kiến cảnh này, Mục Kiều Liên đã cầu xin Đức Phật giúp mình cứu mẹ.

Tuy nhiên, Đức Phật đã chỉ ra cho ông thấy rằng, một mình ông không thể cứu được mẹ mình vì ác nghiệp mà bà gây ra từ kiếp trước quá nặng.

Lễ Vu Lan là gì ? Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan
Rằm tháng bảy còn mang ý nghĩa của “mùa hiếu hạnh”. Ảnh nguồn: Internet

Chỉ còn cách duy nhất là nhờ lực của chư tăng khắp mười phương mới mong có thể thành công.Vào ngày rằm tháng bảy, nhân lúc các chư tăng mãn hạ (sau 3 tháng an cư kiết hạ) thì sửa một cái lễ đặt vào trong chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối.

Mục Kiều Liên đã thành tâm làm theo lời Phật dạy. Ông không những cứu được mẹ mà còn giải thoát được tất cả vong hồn bị giam cầm ở âm cung. Chính vì lẽ đó, rằm tháng bảy mang ý nghĩa của “mùa hiếu hạnh”.

Ý nghĩa ngày lễ Vu lan

Trong tín ngưỡng truyền thống của người Việt Nam, ngày lễ Vu lan chính là dịp để nhắc nhở thế hệ con cháu chúng ta nhớ đến công ơn dưỡng dục sinh thành của cha mẹ, ông bà, tổ tiên cũng như những đóng góp to lớn của anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước.

Thông qua đó, phát huy được ý nghĩa giáo dục đầy nhân bản của văn hóa Phật giáo, đó là “từ, bi, hỷ, xã, “vô ngã, vị tha”, “uống nước nhớ nguồn”….

Ngày lễ Vu van mở ra mùa báo ân, báo hiếu.Báo hiếu với cha mẹ không chỉ ở kiếp này mà còn ở nhiều kiếp khác bởi Phật giáo luôn nhìn nhận con người trong mối tương quan nhân quả, trong vòng nghiệp báo luân hồi.

Báo hiếu chính là sự biểu hiện phẩm hạnh đạo đứa của mỗi con người. Trong xã hội luôn có sự tồn tại của hoạt động mang ý nghĩa trái ngược nhau nhưng có sự gắn bó chặt chẽ với nhau đó là làm ơn và báo ơn. 

Lễ Vu Lan là gì ? Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Vu Lan
Trong Kinh Phật đã dạy “Trên thế gian này, công ơn cha mẹ là điều to lớn nhất”. Ảnh nguồn: Internet

Người xưa đã dạy “Có hai điều dứt khoát phải làm, một là quên đi khi mình giúp đỡ người khác, hai là phải ghi nhớ, trả ơn khi người khác giúp đỡ mình”.

Trong triết học, Mác đã từng nói “Con người là tổng hòa các mối quan hệ trong xã hội”. Chính vì thế, nếu đã hiếu với cha mẹ, họ hàng thì không thể không yêu quý quốc gia, dân tộc. Đó cũng chính là “tứ ân” trong Phật giáo :

– Ơn cha me: Là ơn sinh thành dưỡng dục- Ơn thầy cô: Là ơn dạt dỗ những kiến thức, những điều hay lẽ phải.

– Ơn quốc gia, xã hội: Là ơn đảm bảo, giữ gìn môi trường sống hòa bình, ổn định.

– Ơn chúng sinh, đồng bào: Là ơn những người đã sản xuất ra của cải vật chất để chúng ta tồn tại và phát triển.

Theo kinh Phật “Trên thế gian này, công ơn cha mẹ là điều to lớn nhất”. Chính Đức Phật đã từng dạy “Này các tì kheo, có hai người mà ta không thể trả ơn đó chính là cha và mẹ”. 

Sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ không chỉ được thể hiện trong sự cung phụng về vật chất mà còn trong lĩnh vực tinh thần.

Cha mẹ cần tình cảm và sự chăm sóc của con cái. Vì thế bên cạnh việc chăm sóc cho cha mẹ, chúng ta cũng cần làm những việc khiến cha mẹ thật sự vui vẻ, an hưởng tuổi già. 

Cùng một quan điểm như vậy, từ hơn 2500 năm truớc Ðức Khổng Tử cũng đã từng dạy: “Ðời nay thấy ai nuôi dưỡng được cha mẹ thì khen là có hiếu.Nhưng chó, ngựa cũng được nuôi dưỡng. Vì thế nếu nuôi cha mẹ mà không kính trọng thì khác gì nuôi thú vật”. Hoặc như kinh Lễ cũng có đoạn viết: “Khi cha mẹ còn sống mà chỉ chăm chú vào việc làm giàu, không phụng dưỡng cha mẹ là không tròn đạo hiếu”. 

Hiện, nay, xã hội chúng ta có nhiều biến đổi, dưới ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường ít nhiều đã xuất hiện lối sống thực dụng, chạy theo lợi ích vật chất tầm thường mà quên đi những giá trị truyền thống của bản sắc văn hóa dân tộc, quên đi những nhiệm vụ thiêng liêng của con cái đối với cha mẹ.

Chính vì thế, khi vận dụng vào cuộc sống, có nhiều người đã biến báo hiếu trở thành thứ hình thức câu nệ, tầm thường, dẫn đến việc thực hành báo hiếu không còn là trách nhiệm báo hiếu. 

Mỗi người cần phải có những hành động thiết thực và tích cực hơn để trả lại nguyên vẹn ý nghĩa của ngày lễ Vu lan, góp phần phát huy truyền thống giáo dục của Phật giáo cũng như phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nguồn: Theo Tinmoi

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.