Lợi ích kỳ diệu của trái vả

Ảnh minh họa: Pinterest

Trái vả hình chuông và da sần sùi. Trái khi chín có vị ngọt, mùi thơm cũng ngọt, và khi phơi khô thì vị còn ngọt hơn. Trái vả và trái sung cũng gần giống nhau, cả 2 loại quả đều có vỏ xanh, thịt trắng, ruột hồng, tuy nhiên quả sung có vị chát, còn quả vả ngọt và bùi hơn. Ở các nước, giống quả này có thể khác nhau về kích thước, hình dạng và màu sắc và mùi vị. Trái có thể có màu sắc – trắng, xanh, đen hoặc đỏ. 

Lợi ích sức khoẻ từ trái vả

  • Miệng: Nhai 2-3 lá vả mềm và súc miệng với nước để khắc phục hôi miệng và loét miệng. 
  • Đời sống tình dục: Vả là một phương thuốc chính thống để tăng sức khoẻ tình dục. Ngâm 4-5 trái vả trong sữa qua đêm và ăn vào buổi sáng.
  • Chữa sỏi thận: Đun sôi 6 trái vả trong một cốc nước. Uống hàng ngày liên tục trong một tháng để loại bỏ sỏi thận. 
  • Trị mụn: Nghiền trái vả tươi bôi trên khuôn mặt của bạn và để cho khô trong 15-20 phút. Đây là một cách hữu dụng để trị mụn trứng cá. 
  • Ngoài ra nước ép  của thân cây và lá vả có thể dùng bôi hàng ngày nhiều lần để chữa trị mụn cóc. Loại nước này cũng có đặc tính chống lão hóa. 
  • Trị bệnh tiểu đường: Trái vả có nhiều chất kali, chúng giúp làm giảm insulin. Dùng hạt vả với một muỗng cà phê mật ong mỗi ngày có thể kiểm soát bệnh tiểu đường. Hãy thử duy trì trong một tuần để có được kết quả tốt. Ngoài ra, lá vả cũng được dùng như một phương thuốc với các đặc tính chống bệnh tiểu đường.
  • Xương chắc khoẻ: Trái vả có chứa hàm lượng canxi cao, chính vì vậy có công dụng giúp xương chắc khoẻ.
  • Chữa bệnh thuỷ đậu: Giai đoạn đầu của bệnh thủy đậu có thể được điều trị bằng trái vả. 
  • Giảm cân: Trong trái vả cũng có nhiều chất xơ, có ích cho việc giảm trọng lượng cơ thể. 
  • Đau họng: Nghiền trái vả khô với mật ong, hoà trong nước và uống hoặc ngậm để giảm đau họng. 
  • Táo bón: Lấy 2-3 trái vả khô ngâm với một muỗng canh mật ong, dùng liên tục trong một tháng vào mỗi buổi sáng để giảm chứng táo bón. 

Một số lời khuyên quan trọng

Ảnh minh họa: BigStock

  • Luôn luôn rửa sạch trái  trước khi ăn hay chế biến.
  • Sử dụng trái tươi cho kết quả tốt nhất. 
  • Khi cắt hoặc bổ trái vả, nhúng dao vào nước ấm để không bị dính.
  • Tránh dùng trái bị mềm nhũn.
  • Nếu trái vả khô trở nên quá cứng, thử ngâm trong nước. 
  • Dự trữ và bảo quản trái vả trong túi ở ngăn mát nhất của tủ lạnh. 
  • Sử dụng quả vả thường xuyên cho kết quả tốt nhất.
  • Tuy nhiên ăn quá nhiều trái vả có thể gây tiêu chảy và sâu răng.

Nguồn: Theo Health Diggest

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.