Lý do khiến trẻ bị tưa lưỡi

Lý do khiến trẻ bị tưa lưỡi

Tưa lưỡi là một bệnh thường hay gặp ở trẻ, đặc biệt là ở những trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ. Nhưng bệnh này chẳng có gì là nguy hiểm cả nên các bậc cha mẹ cũng đừng quá lo lắng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tưa lưỡi ở trẻ, bởi vậy các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu kĩ những nguyên nhân dẫn đến việc tưa lưỡi ở con mình để có những biện pháp chữa trị cũng như điều trị kịp thời.

Tưa lưỡi do nấm

Có rất nhiều trẻ bị tưa lưỡi bởi một loại thủ phạm. Thủ phạm đó chính là nấm. Chúng gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ , phổ biến nhất đó là nấm Candida albican. Đây là loại nấm thường sinh sống cũng như phát triển ở trong đường ruột.

Ở trẻ, nếu như nấm Canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng thì nó sẽ chăng gây nên tác hại nào đến trẻ. Còn nếu như không cân bằng thì nó sẽ gây ra những phiền toái nhất định, một trong số đó là bệnh tưa lưỡi.

Nếu như bé nhà bạn bị tưa lưỡi do nấm, thường thì lưỡi bé xuất hiện những đốm trắng giống với cặn sữa trên bề mặt. Có thể bé sẽ cảm thấy bị đau rát và biếng ăn đi nhiều.

Nếu như bé bị đau và kém ăn đi, cha mẹ hãy đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. Tại đây, các bác sĩ có thể cho bé uống một số loại kháng sinh để tiêu diệt nấm gây bệnh tưa lưỡi.

Tưa lưỡi do sử dụng kháng sinh

Có khá nhiều trường hợp, trẻ phải uống kháng sinh trong một thời gian dài sẽ dẫn đến việc tưa lưỡi. Sử dụng những loại kháng sinh này, chúng đã diệt đi những loại vi khuẩn có lợi và nuôi dưỡng những loại vi khuẩn có hại gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ.

Đối với trường hợp bé nhà bạn bị tưa lưỡi do sử dụng kháng sinh thì bạn nên lau miệng, nhất là lưỡi bé thật sạch sau mỗi lần uống thuốc. Sau khi ngừng uống thuốc một thời gian thì chứng tưa lưỡi ở trẻ sẽ mất đi ngay.

Tưa lưỡi do virus

Ở trong khoang miệng của trẻ, lưỡi và lợi của bé có nhiều vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Nếu như lớp màng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai, nuốt thức ăn. Khi đó, bé nhà bạn sẽ chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể bị sốt cao.

Đến các cơ sở y tế để theo dõi, thường thì bác sĩ thường cho bé thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh và chất sát trùng để tiêu diệt virus gây bệnh. Sau khoảng vài ngày thì dấu hiệu này sẽ mất dần đi và bé sẽ khỏi hẳn.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.