Mẹo cực hay trị khỏi bệnh trĩ cho mẹ sau sinh

5 bệnh bạn có thể bị nặng hơn sau Tết

Trĩ là căn bệnh phổ biến, thường gặp với mẹ sau sinh. Đây là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn ra và phồng lên. Trĩ tuy không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng lại ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Người bị trĩ đứng không cũng đau mà khi ngồi lại càng đau hơn.

Sau sinh phụ nữ thường hay bị trĩ do phải rặn đẻ với lực rất mạnh trong quá trình sinh nở. Ngoài ra thói quen kiêng cữ sau sinh như nằm nhiều, ít vận động, kiêng một số loại rau và hoa quả khiến bệnh càng tiến triển nặng hơn.

Mẹo cực hay trị khỏi bệnh trĩ cho mẹ sau sinh

Triệu chứng bị trĩ thường là chảy máu khi đại tiện, máu có thể nhỏ giọt hoặc từng tia. Kèm theo triệu chứng này là xuất hiện khối thịt nhỏ lòi ra khỏi lỗ hậu môn. Khối thịt này sẽ lại thụt vào khi đại tiện xong. Nếu bệnh tiến triển nặng mà không có phương pháp điều trị kịp thời, khối thịt sẽ càng ngày càng dài và to. Khi đó sẽ dẫn đến viêm nhiễm vùng hậu môn rất nặng nề.

Vì vậy sau sinh, phụ nữ không nên kiêng khem quá nhiều. Tránh nằm lì hay ngồi bất động một chỗ, nên vận động nhẹ nhàng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước và tránh ăn đồ nhiều dầu mỡ cũng là những cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả.

Khi cơ thể hồi phục hoàn toàn (thường là 6 tuần sau sinh) có thể tập các bài tập đơn giản. Việc tập luyện giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, tránh tình trạng táo bón sau sinh, giảm nguy cơ bị trĩ.

1 tuần sau sinh nên ăn ít thịt đỏ, tránh ăn các món quá nhiều đạm và dầu mỡ như móng giò, cháo ninh nước xương, uống nhiều nước, ăn đa dạng các loại rau xanh và hoa quả. Mỗi buổi sáng trước khi ăn sáng uống một ly nước chanh mật ong, ăn một nửa quả chuối và nửa quả táo sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ đáng kể.

Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Sau đó hòa dung dịch kali permanganat (thuốc tím) với nước ấm và ngâm vùng hậu môn trong đó khoảng 10 phút. Trước khi áp dụng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ.

Ngoài ra có thể hỏi tư vấn của bác sỹ về việc sử dụng các loại thuốc mỡ trị nứt hậu môn. Nếu bị trĩ ngoại thì thoa nhiều thuốc mỡ ở gần lỗ hậu môn, nếu bị trĩ nội thì thoa nhiều ở vùng ống hậu môn.

Nếu khi  tắm hậu môn bị chảy máu và gây đau, có thể dùng bông gòn thấm nước ấm đắp vào vùng bị đau, hoặc đắp miếng dán lạnh lên vùng hậu môn để giảm sưng tấy.

Trong trường hợp tình trạng quá nặng, áp dụng các biện pháp và chế độ ăn uống không hiệu quả, thì tốt nhất sản phụ nên đi khám bác sỹ để được điều trị kịp thời và tránh những biến chứng nghiêm trọng.

 

Việt HàTheo TT