Mức tăng cân chuẩn nhất và chế độ ăn khoa học dành cho mẹ bầu

Dinh dưỡng khi mang thai có tầm quan trọng rất lớn với sự phát triển của trẻ. Nhưng mẹ nên ăn gì để tốt cho thai nhi và ăn như thế nào để giữ được cân nặng phù hợp?

Ăn uống đúng cách, tăng cân đúng mức khi mang thai là 1 vấn đề quan trọng luôn cần được các chị em phụ nữ chú ý. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trong suốt 9 tháng mang thai, những gì mẹ bầu ăn, uống, cách mẹ hoạt động thể chất,… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đứa trẻ sau này.

Ví dụ, 1 nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ uống rượu trong thời gian mang thai có thể làm tăng nguy cơ con họ sẽ nghiện rượu sau này. Các nghiên cứu khác cho thấy mối tương quan giữa dinh dưỡng của người mẹ trong quá trình mang thai và nguy cơ em bé bị thừa cân hoặc mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim về sau.

Do đó, ngay từ hôm nay, các bà bầu hãy ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa các vấn đề về sức khỏe trong tương lai cho con em mình nhé!

Lời khuyên của các chuyên gia y học về cân nặng

Đối với nhiều phụ nữ mang thai lần đầu, họ thường cho rằng tăng càng nhiều càng tốt. Nhưng, theo các chuyên gia, mẹ bầu hoàn toàn không cần phải nạp nhiều calo hơn thường ngày trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Từ tháng thứ 3 trở đi, mẹ bầu có thể nạp thêm đến 300 calo mỗi ngày.

 

 

– Nếu bạn có cân nặng bình thường khi mang thai, bạn nên tăng từ 11-15kg, trong đó không tăng quá 2,5-5kg trong vòng 20 tuần đầu tiên và không tăng quá 0,5kg mỗi tuần trong thời gian còn lại của thai kỳ.

– Nếu bạn thừa cân trước khi bắt đầu có thai, bạn chỉ nên tăng khoảng 7-9kg.

– Nếu bạn bị béo phì, bạn nên tăng 4-9kg.

– Nếu bạn bị thiếu cân, bạn nên tăng 12-18 kg.

Đặc biệt, nếu bạn đang bị thừa cân, bạn hãy cố gắng giảm cân trước khi mang thai. Những phụ nữ thừa cân có nguy cơ phải mổ cấp cứu cao hơn, hoặc bị huyết áp cao và sẩy thai.

Bạn nên ăn những gì

Đầu tiên, chế độ ăn của mẹ bầu cần có ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và protein nạc. Hạn chế chất béo bão hòa và ăn càng ít thực phẩm chế biến sẵn càng tốt. Bạn nên duy trì chế độ ăn này trong suốt thai kỳ.

Không ăn hải sản, thịt sống hoặc nấu chưa chín. Ăn 2,5 – 3,5kg hải sản mỗi tuần, lựa chọn từ nhiều loại cá và các hải sản khác nhau. Tránh cá kình, cá mập, cá kiếm, cá thu và hạn chế ăn cá ngừ trắng quá 2,7kg mỗi tuần. Những loài cá này có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao gây ảnh hưởng đến bộ não đang phát triển của thai nhi. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú không cần phải hạn chế cá ngừ đóng hộp. Trong thực tế, ăn ít nhất 2,5kg hải sản mỗi tuần có thể giúp phát triển thị giác và trí tuệ của trẻ.

Cần tránh nguy cơ bị bệnh listeriosis – căn bệnh này bị gây ra do vi khuẩn được tìm thấy trong sữa chưa được tiệt trùng, pho mát mềm, rau sống và loài sò hến. Rửa trái cây, rau quả trước khi ăn và nấu chín các loại sò hến. Đồng thời hãy chắc chắn rằng bạn đang dùng sữa tiệt trùng và ăn các loại pho mát cứng.

Hãy bổ sung vitamin hàng ngày, bổ sung sắt và axit folic cần thiết trong suốt thai kỳ. Thậm chí, khi có kế hoạch mang thai, bạn cũng nên bổ sung các chất này từ trước đó. Bỏ rượu, hạn chế caffeine cũng là 1 thói quen ăn uống lành mạnh mà các bà bầu nên thực hiện.

Ngoài ra, nếu có thể, bạn hãy nhờ các chuyên gia tư vấn về chế độ ăn uống nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ.

Thụy Du – (Dịch theo HW)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.