Nên làm gì khi trẻ bị sổ mũi

Nên làm gì khi trẻ bị sổ mũi

Sổ mũi là bệnh thường xuyên xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi. Vì thế khi trẻ bị mắc bệnh này, cha mẹ đừng quá lo lắng mà hãy tìm những phương pháp hiệu quả nhất để chữa bệnh cho con.

Sự thay đổi của thời tiết khi chuyển mùa là nguyên nhân cơ bản khiến bé bị sổ mũi. Sổ mũi kèm theo đó là các hiện tượng chảy nước mũi, ho, đau họng… sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng khó chịu. Nếu phát hiện có triệu chứng của bệnh, cha mẹ nên chữa trị cho bé ngay, tránh trường hợp để lâu tự khỏi vì nó có thể để lại những biến chứng như viêm thanh phí phế quản, viêm tắc vòi tai…

Trẻ dưới 6 tuổi rất dễ mắc bệnh sổ mũi

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ bị khó chịu khi sổ mũi là do lượng không khí lưu thông trong mũi bị giảm dẫn đến khụt khịt, khó thở. Khi bé bị bệnh này, cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà cho bé theo những cách sau:

Nhỏ mũi thường xuyên cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý. Khi nhỏ mũi cho bé, để tránh trường hợp bị sốc thì nên để đầu bé thấp hơn chân, nhỏ từ từ giọt nhỏ vào từng bên mũi của bé, một ngày nhỏ 2-3 lần với trẻ dưới 1 tuổi, 4-5 lần với trẻ trên 1 tuổi.

Thường xuyên làm sạch hốc mũi cho trẻ bằng cách tập cho bé hỉ mũi bằng giấy mềm, khăn mềm và phải thật sạch. Nếu trẻ quá nhỏ không thể hỉ được mũi, bạn hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mũi trẻ rồi sử dụng dụng cụ hút dung dịch mũi cho mũi bé đỡ bị khô và đau.

Sử dụng một số bài thuốc dân gian chữa sổ mũi cho trẻ như ăn cháo hành tía tô, lá húng chanh, ngửi tinh dầu bạc hà, xông hơi…sẽ làm cho bệnh sổ mũi của bé mau khỏi nhanh.

Những ngày thời tiết ẩm ướt, cần vệ sinh thật sạch nhà cửa, giường chiếu, quần áo… để tránh vi khuẩn gây bệnh có thể sinh sôi và phát triển.

Uống sữa giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Quan trọng nhất là cha mẹ nên phòng tránh sổ mũi cho trẻ. Do sức đề kháng của trẻ còn khá yếu, khả năng chống lại sự thay đổi từ môi trường, thời tiết và vi khuẩn gây hại không cao nên cha mẹ nên tăng cường cho trẻ uống nhiều nước, sữa và các loại trái cây; giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là vùng họng, ngực, chân tay; bổ sung thật nhiều các chất sắt vitamin có lợi cho sức đề kháng của trẻ, khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục để sức đề kháng được nâng cao hơn. Thêm nữa, tránh để trẻ tiếp xúc với khói bụi ngoài đường vì đó là nơi vi khuẩn có hại tập trung rất nhiều. Như vậy là cha mẹ có thể yên tâm chăm sóc con cái của mình.

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.