Người có bệnh dưới đây nên nói “không” với trứng

Ảnh minh họa.

Trứng là nguồn thực phẩm giá rẻ giàu dinh dưỡng. Một quả trứng chính là một tế bào, do đó nó chứa gần như tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, bao gồm những a xít amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp được.

Tuy nhiên trong trong lòng đỏ trứng gà, vịt chứa khá nhiều chất béo và cholesterol. Vì vậy, với những người có bệnh sau cần cân nhắc nói “không” với trứng:

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Người bị sốt

Nhiều gia đình đã mắc sai lầm khi chăm sóc người bệnh, đặc biệt khi có dấu hiệu ốm, sốt, chán ăn mệt mỏi thường hay cho ăn trứng vì nghĩ trứng lành, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên đó là sai lầm, bởi trong trứng có rất nhiều protein, sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Vì vậy, khi bị sốt, chúng ta không nên ăn trứng gà mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi và hạn chế những thứ có chứa nhiều protein.

Người bị tiêu chảy

Đối với bệnh nhân tiêu chảy, do dịch tiêu hóa tiết ra ít hơn, hoạt tính men tiêu hóa bị giảm, việc chuyển hóa chất mỡ, chất đạm và đường bị rối loạn, cơ năng sinh lý nhu động ruột vượt quá mức bình thường, chức năng đồng hóa vốn có bị ảnh hưởng, chức năng tái hấp thu nước và chất dinh dưỡng ở ruột non gặp trở ngại, phần lớn các chất dinh dưỡng bị thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Vào lúc này, nếu không để cho đường ruột được nghỉ ngơi thích đáng thì không những làm mất đi tác dụng bồi dưỡng cơ thể, mà ngược lại còn làm cho bệnh nặng thêm. Vì thế, trong thời gian bị tiêu chảy, bệnh nhân không được ăn trứng gà.

Người bị bệnh gan

Lòng đỏ trứng vịt và trứng gà là thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ và cholesterol cao. Chúng đều tiến hành trao đổi chất trong gan, kết quả càng tăng thêm gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc khôi phục chức năng của gan, vì vậy người viêm gan và gan nhiễm mỡ không nên ăn trứng.

Người mắc bệnh thận

Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.

Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.

Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp khi ăn nhiều trứng có thể gây xơ vữa động mạch thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống kết hợp với tổn thương thận và dẫn đến suy thận mạn tính.

Người có cơ địa dị ứng

Một số người sau khi ăn trứng có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng như: đau ấm ách ở dạ dày, phát ban…

Thành phần protein trong trứng có tính kháng nguyên. Chất này đặc biệt nhạy cảm với bề mặt lớp niêm trong dạ dày nên có thể gây ra một số phản ứng như: đau bụng, tiêu chảy, phát ban và các triệu chứng dị ứng khác. Do vậy, những người quá mẫn cảm với protein không nên ăn nhiều trứng.

Cách bảo quản trứng sai lầm nhiều người hay mắc phải

Nhiều người có thói quen không vệ sinh trứng trước khi cho vào tủ lạnh. Trong khi đó, phân gà, phân vịt còn bám ở ngoài vỏ rất mất vệ sinh. Vì vậy, khi mua trứng về, nên dùng khăn mềm ướt lau sạch sau đó mới đem cất trữ.

Lưu ý, nên để đầu to của quả trứng phía trên, dựng đứng, không nên để nằm hoặc trở ngược đầu lại. Tốt nhất không cho các quả trứng chạm vào nhau.

Nếu đã cất trứng trong tủ lạnh thì nên để luôn trong tủ, không lấy ra và để ở môi trường ngoài. Vì lúc này, nhiệt độ bên ngoài cao sẽ khiến những hạt nước li ti đọng trên vỏ thấm vào trứng, làm giảm khả năng chống vi khuẩn nên trứng sẽ mau hỏng hơn.

Nguồn: Theo Gia đình & Xã hội

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.