Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa

8 thói quen khiến bạn trông già hơn

Xuất huyết được thải ra khỏi đường tiêu hóa (miệng hoặc hậu môn) có thể là một cảnh báo. Nhưng ở hầu hết các trường hợp, các bệnh liên quan tới xuất huyết có thể chữa khỏi hoặc kiểm soát được.

  • 1

    Máu trong chất nôn

    Máu trong chât nôn gợi ý xuất huyết ở thực quản, dạ dày hoặc tá tràng. Các nguyên nhân có thể gồm:

    – Loét tiêu hóa

    – Rách niêm mạc thực quản

    – Mô thực quản, dạ dày hoặc ruột non bị viêm

    – Ung thư thực quản hoặc dạ dày

    Nôn ra máu đỏ cho thấy xuất huyết ngay trước khi nôn. Nếu nôn ra máu đen hoặc nâu đen và có thành phần của chất cặn bã cà phê, tức là máu đã lưu trong dạ dày một thời gian. Nôn ra máu có thể chỉ ra một bệnh nặng.

  • 2

    Máu trong phân

    Xuất huyết trực tràng có thể do nhiều nguyên nhân. Phân cứng, khô có thể cào xước hoặc rách niêm mạc hậu môn, gây xuất huyết trực tràng. Bệnh trĩ là một nguyên nhân khác của xuất huyết trực tràng. Với các loại bệnh này, bạn có thể chỉ thấy vài giọt hoặc vết máu nhỏ đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc bệt xí.

     

    Phân đen, mầu hắc ín, nâu sẫm hoặc máu đỏ tươi trong phân có thể báo hiệu xuất huyết rộng hơn ở một nơi nào đó trong đường tiêu hóa; túi thừa, loét và polyp có thể gây xuất huyết. Các nguyên nhân khác bao gồm:

    – Bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn)

    – Viêm đại tràng nhiễm trùng

    – Thiếu cung cấp máu cho ruột (thiếu máu mạc treo)

    – Ung thư đại trực tràng

    Ngoài ra, một số thực phẩm (như củ cải đường hoặc cam thảo) có thể làm cho phân có mầu đỏ. Chế phẩm bổ sung sắt hoặc một số thuốc, như bismuth subsalicylat (Pepto-Bismol), có thể khiến phân có màu đen.

  • 3

    Khi nào cần khám bệnh

    Hãy đi khám bệnh nếu bạn thấy có máu trong phân hoặc chất nôn. Nó sẽ khiến bạn luôn lo lắng cho tới khi bác sĩ xác định được đó chỉ là một rối loạn nhẹ.