Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cạn ối và cách phòng ngừa

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cạn ối và cách phòng ngừa

1. Rỉ ối

Dấu hiệu nhận biết là chất ối phun ra thành dòng hoặc chảy rất chậm. Nguyên nhân có thể do rách màng. Vỡ ối sớm (hoặc rỉ ối) có thể dẫn tới suy giảm lượng nước ối.

2. Thai nhi gặp “vấn đề”

Hệ tiết niệu và thận của thai nhi không phát triển khỏe mạnh (hội chứng Potter) hoặc đường dẫn nước tiểu bị đóng, bé sẽ không thể duy trì cơ chế nuốt nước – đi tiểu như bình thường. Do đó bào thai sẽ nuốt nước ối vào nhưng lại không thải ra được. Kết quả là quá trình tái tạo nước ối bị gián đoạn. Dị tật tim thai nhi cũng gây nên tình trạng tương tự.

3. Vấn đề ở nhau thai

Nếu nhau thai không cung cấp đủ máu và chất dinh dưỡng cho bé thì bé sẽ giảm khả năng bài tiết nước tiểu và gây thiểu ối.

4. Tình trạng thai quá ngày, thai già tháng cũng khiến nước ối bị hao hụt

Theo thống kê, cứ khoảng 8 thai phụ bị quá ngày sinh 2 tuần thì có 1 người ở trong tình trạng thiểu ối. Thai phụ mang song thai, đa thai hoặc đang dùng thuốc tân dược liều cao để trị bệnh cũng có thể gây ra tình trạng thiếu ối.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cạn ối và cách phòng ngừa

5. Biến chứng ở mẹ

Các yếu tố như mẹ bị mất nước, tăng huyết áp, tiền sản giật, tiểu đường… có thể ảnh hưởng đến mực nước ối.

6. Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng của người mẹ

Nếu bà mẹ uống ít nước hoặc không cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể cũng có thể gây thiếu ối. Trong trường hợp này, mẹ sẽ được khuyên uống nhiều nước và theo dõi lượng nước ối trong vài ngày sau đó.

Các dấu hiệu đánh giá thiểu ối

Biểu hiện tình trạng thiểu ối thường nghèo nàn, cảm giác của các bà mẹ theo dõi thấy thai giảm cử động, thấy bụng không lớn. Khi đo bề cao tử cung thấy tăng chậm, cảm giác phần thai thấy sát da bụng khi sờ nắn.

Khi siêu âm thai xác định rõ thiểu ối, bằng chỉ số ối khi đo bốn khoang ối trên tử cung thành bụng của người mẹ giảm dưới 6cm trở đi, khoang ối bình thường đo được từ 8 – 20cm, khi ở tuổi thai từ 35 – 40 tuần.

Mức độ thiểu ối gồm có 3 mức độ; thiểu ối trung bình khi chỉ số ối đo được 5 – 7cm; thiểu ối nặng, chỉ số đo được 3 – 5cm; kết luận vô ối khi chỉ số đo được <3cm. Khi siêu âm xác định thiểu ối cần khảo sát thêm các tình trạng bất thường của thai nhi cũng như tình trạng nhau và dây rốn.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị cạn ối và cách phòng ngừa

Khi đánh giá thiểu ối ở từng giai đoạn thai kỳ thì có mối liên quan chặt chẽ đến khả năng tiên lượng của thai nhi: thiểu ối ở giai đoạn 3 tháng đầu nguy cơ sảy thai 65 – 80%, thiểu ối trong 3 tháng giữa nguy cơ dị tật thai chiếm cao, thiểu ối trong 3 tháng cuối của thai kỳ khả năng thai nhi suy dinh dưỡng, bệnh lý của mẹ đi kèm thường gặp, đôi khi cũng không tìm được nguyên nhân thiểu ối ở giai đoạn này.

Cách điều trị

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai nhi mà chúng ta có hướng điều trị thiểu ối.

Thiểu ối trong ba tháng đầu: trường hợp mức độ trung bình và nặng thì khả năng bệnh lý thai nhi cao, nguyên nhân từ trong trứng phôi và bệnh lý nặng nề của người mẹ. Cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ một khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó cần điều trị nguyên nhân một cách triệt để, đặc biệt là bệnh lý từ mẹ.

Thiểu ối trong ba tháng giữa: cần xác được nguyên nhân gây ra thiểu ối, đặc biệt là bệnh lý bất sản hệ niệu của thai nhi hay đi kèm dị tật bẩm sinh nặng cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, một khi đã xác định rõ nguy cơ dị tật nhiều và mức độ nặng.

Thiểu ối 3 tháng cuối thai kỳ: nằm nghỉ, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3 lít nước khoáng hoặc nhập viện truyền dịch để tăng lưu lượng máu đến tử cung. Nonstresstest, siêu âm đo chỉ số ối 1 – 2 lần/tuần cho đến lúc sinh. Cho corticosteroids ở tuổi thai 34 tuần trở đi. Chấm dứt thai kỳ khi thai được 37 tuần hay các xét nghiệm đánh giá sức khỏe thai không đảm bảo.

Cách phòng ngừa

Cách tốt nhất đối với các bà mẹ trước khi mang thai, cần điều trị khỏi hẳn hay ổn định hẳn những bệnh lý nội khoa, rồi mới có thai. Khám thai định kỳ đúng theo sự chỉ dẫn của BS sản khoa, để phát hiện sớm và điều trị kịp thời những điều bất trắc có thể xảy ra trong thai kỳ.

Tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 2 lít/ngày như nước khoáng, nước trái cây. Đây là biện pháp phòng ngừa được tình trạng nước ối ít hay thiểu ối, đặc biệt là những thai kỳ trong 3 tháng cuối. Kết hợp dinh dưỡng đầy đủ chất mỗi ngày.

(Tổng hợp)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.