Nguyên nhân trẻ bị táo bón – chữa trị cho bé bị táo bón lâu ngày, ra máu

Nguyên nhân trẻ bị táo bón – chữa trị cho bé bị táo bón lâu ngày

Bé bị táo bón | Bạn cần những gì để chữa trị cho bé?

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất hay gặp phải hiện tượng táo bón, có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón như không hợp sữa, uống ít nước, trẻ không được ăn nhiều rau củ, hoặc táo bón ở trẻ do bệnh lý… Khi bị táo bón, trẻ sẽ chán ăn, chậm lớn, sút cân. Vậy làm thế nào để chữa trị táo bón cho bé?

Dấu hiệu trẻ bị táo bón:

– Khi trẻ đi tiêu ít hơn 3 lần trong 1 tuần có thể được xem là táo bón với những biểu hiện như:

– Bé đi cầu rất khó khăn, phân cứng khô thành viên và đóng khối như cứt dê và mỗi lần bé đi phải rặn ì ạch đỏ mặt tía tai.

– Có cảm giác đau khi đi cầu, có thể cảm nhận qua hành động ngại đi cầu, ngồi nhón chân của trẻ.

Tuy nhiên, cần lưu ý số lần tiêu phân của trẻ bình thường rất thay đổi theo lứa tuổi và theo chế độ ăn. Trung bình trẻ bú mẹ nhỏ hơn 3 tháng, đi tiêu 3 lần/ngày nhưng có thể tiêu hơn 10 lần/ngày hoặc ngược lại hơn một tuần mới tiêu một lần nhưng vẫn không gọi là táo bón nếu phân vẫn mềm và trẻ vẫn bú, ngủ tốt.

Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ

Có 3 nguyên nhân chính dẫn tới việc táo bón ở trẻ

Nguyên nhân do tổn thương thực thể ở đường tiêu hoá, loại này hiếm gặp thường chỉ chiếm 5% trong các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: Phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân mắc phải như: trẻ bị nứt hậu môn, bị trĩ, nên trẻ đi ngoài bị đau gây co thắt hậu môn. Có thể do sai lầm trong chế độ ăn uống: uống ít nước dẫn đến thiếu nước, ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ do ăn ít rau xanh, quả chín, pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hàng ngày, trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ, mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

Có thể trẻ bị giảm trương lực ruột do mắc một số bệnh như: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… hoặc do dùng thuốc thuốc kháng sinh giảm ho có codein. Ở trẻ lớn còn chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần như nhịn đại tiện do sợ bẩn, sợ thối hoặc ngại đi đại tiện, ở tuổi mẫu giáo trẻ sợ cô giáo không dám xin phép đi đại tiện, không luyện thói quen đi ngoài đúng giờ.

Điểm danh hậu quả của táo bón ở trẻ

Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ

Trẻ biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng, chướng bụng, đầy hơi, ăn khó tiêu, nôn trớ…

Những chất độc ở phân lâu ngày không được thải ra có thể bị hấp thu trở lại trong máu gây hại cho sức khỏe của trẻ.

Bị sa trực tràng (lồi dom) do rặn và ngồi chờ lâu, chảy máu trực tràng do phân quá rắn, dẫn tới bệnh trĩ.

Giải pháp giúp bé hết táo bón

Để có cách xử lý cho từng bé, bạn cần phân tích được nguyên nhân tạo nên bệnh của trẻ.

Các mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo?

1. Lượng nước quá ít trong cơ thể bé là nguyên nhân chính gây ra bệnh táo bón ở trẻ. Vì vậy, biện pháp khắc phục có hiệu quả nhất với những em bé đang bị táo bón là cha mẹ bé nên tích cực cho con bổ sung nhiều nước hơn mỗi ngày.

2. Một ly nước ép táo trước khi đi ngủ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt rất hiệu quả để điều trị táo bón.

3. Nước ép bắp cải là một biện pháp khắc phục tại nhà đơn giản mà hiệu quả khi con bạn bị táo bón.

4. Nên cho bé ăn đa dạng các loại rau xanh có vị ngọt mát, nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống hàng ngày như ăn rau lang luộc, rau ngót cũng có tác dụng nhuận tràng và điều trị táo bón rất tốt.

5. Cho bé uống 2 muỗng canh đường trong đêm trước khi đi ngủ. Trẻ cũng có thể uống kèm chúng với sữa nếu trẻ thích. Bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ vào buổi sáng.

6. Đu đủ chín, chuối chín cũng nên được bạn xem xét và cho bé dùng. Cha mẹ bé nên cho trẻ ăn một quả đu đủ chín hoặc vài quả chuối chín hàng ngày để cho kết quả điều trị táo bón tốt hơn.

7. Uống hỗn hợp nước nóng với vài giọt chanh cùng một chút muối vào buổi sáng sớm là một cách tuyệt vời để loại trừ táo bón. Được biết, biện pháp này cho kết quả điều trị táo bón khá nhanh chóng.

8. Uống hỗn hợp nước muối để điều trị táo bón bằng cách sử dụng ¼ muỗng cà phê muối Epsom và cho 1/2 ly nước.

9. Cho bé uống nước cam vào buổi sáng sớm với một dạ dày trống rỗng, hoặc uống chúng trước khi đi ngủ vào ban đêm cũng hữu ích trong điều trị táo bón.

10. Cho con uống một khối lượng bằng nhau của nước cà rốt ép và nước ép rau bina trước khi đi ngủ.

Lời khuyên từ bác sĩ với trẻ em bị táo bón

I. Bé nhà tôi được 2 tháng 15 ngày. Những ngày đầu sau sinh, bé đi ngoài bình thường, tức ngày đại tiện 1-2 lần. Nhưng gần đây cháu đi cầu rất ít, có khi tới 4 hoặc 5 ngày mới đi một lần. Tôi hay phải thụt cho bé rất tội. Mong bác sĩ tư vấn giúp.

Trả lời:

Đầu tiên bạn cần yên tâm về tinh thần vì đây là bệnh thường gặp ở trẻ.

Táo bón trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (1-12 tháng) là tình trạng phân của bé trở nên khô và rắn hơn bình thường. Mỗi lần đi đại tiện bé sẽ phải rặn khó khăn và đau đớn, phân sẽ bị giữ lại mà không được đào thải khỏi cơ thể một cách bình thường.

Bạn không nói rõ bạn cho con bú mẹ hay ăn sữa công thức. Vì bé bú mẹ thường đi ngoài 1-2 lần một ngày, phân nát hoặc hoa cà hoa cải, mùi hơi chua. Nếu bé ăn sữa bò thường 1-2 ngày đi ngoài một lần, phân nhiều và rắn hơn, mùi thối. Đôi khi có bé 5-6 ngày đi một lần nhưng phân mềm, nát, số lượng nhiều hơn thì cũng không ngại.

Nếu bé được bú sữa mẹ đầy đủ hiếm khi bị táo bón bởi sữa mẹ rất dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, táo bón vẫn có thể xuất hiện ở trẻ được bú mẹ hoàn toàn, là do trẻ không được bú đủ lượng sữa mà cơ thể cần.

Thiếu nước là nguyên nhân chính gây táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn. Và chính sữa mẹ lại vừa là nguồn dinh dưỡng nuôi bé cũng lại chính là nguồn nước rất quan trọng với trẻ. Vì thế, bạn cần tăng cường cho bé bú mẹ nhiều hơn để chống táo bón. Bên cạnh đó khẩu phần ăn của mẹ cần tăng cường rau xanh và hoa quả tươi.

Trường hợp bé phải dùng sữa ngoài mà thường xuyên bị táo bón thì cũng không lạ vì sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ.

Để khắc phục tình trạng táo bón, hằng ngày bạn có thể xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ khi bé đói một đến hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 5-10 phút. Tập cho bé đi vệ sinh vào giờ nhất định, tạo cho bé phản xạ đi ngoài hằng ngày.

Nếu cho bé ăn sữa công thức, bạn chú ý pha sữa theo đúng chỉ dẫn ghi trên nhãn hộp, nếu bạn pha loãng quá sẽ thiếu năng lượng của bé, nếu bạn pha đặc quá bé dễ bị táo bón. Bạn nên chọn sữa công thức có bổ sung chất xơ hòa tan để có thể làm mềm phân, góp phần tạo đủ số lượng phân cần thiết và kích thích nhu động ruột để bé đi ngoài đều nhé. Ngoài ra bạn có thể cho bé uống thêm một chút nước sôi để nguội nhưng không uống trước khi ăn.

Trong một số trường hợp, táo bón có thể là một triệu chứng của một bệnh khác, hoặc là tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó mà bé đang dùng. Nếu bé của bạn không tăng cân hoặc kèm theo bất kỳ triệu chứng bất thường nào như: sốt, bỏ bú, quấy khóc, bụng chướng…, bạn nên cho bé đi khám để điều trị kịp thời.

Chúc mẹ và bé sớm vui vẻ trở lại.

II. Con tôi được 2 tuổi, cân nặng 11,5 kg, chiều cao 95 cm, ăn uống bình thường ngày 2 chén cơm, uống 2 lần sữa mỗi lần 220 ml, tôi thấy chế độ ăn khá bình thường nhưng cháu vẫn bị táo. Tôi vẫn cho con uống nước và cũng ăn rau bình thường, nhưng bé 2 ngày đi một lần, mỗi lần đi đều khóc và rặn dữ lắm, phân bé đi rất to. Mong bác sĩ tư vấn giúp.

Trả lời:

Hiện cân nặng và chiều cao của bé là hơi thấp so với tuổi. Muốn hạn chế và hết tình trạng táo bón, khẩu phần ăn của bé bạn cần tăng cường ăn rau lá như mồng tơi, rau đay, rau lang, rau cải, rau ngót…

Ngoài khẩu phần ăn cơm uống sữa, bạn nên bổ sung cho bé ăn sữa chua (khoảng 100 g/ngày) sau khi ăn cơm khoảng 30 phút, sẽ rất có lợi cho tiêu hóa của trẻ. Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, có thể uống thêm nước dừa non cũng rất tốt.

Bạn cung nên thực hiện động tác xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ ngày 2-3 lần, mỗi lần 5 phút lúc đói. Tập cho bé đi vệ sinh hàng ngày vào giờ nhất định để tạo thói quen cho bé đi đều.

Khi đã thực hiện các cách trên mà tình hình tiêu hóa của con vẫn không đỡ, bạn nên cho bé đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

3 comments

Facebook

2 bình luận

Sắp xếp theo

Cũ nhất

Thêm bình luận…

Quoc Bui ·

THPT Quảng Oai, Ba Vì, Hà Nội

con mình bị táo 6 tháng rồi,cũng cho ăn nhiều rau xanh,nước hoa quả,sữa chua,và khám tư nhân họ cho thuốc uống đỡ nhưng hết thuốc lại bị táo tiếp,giờ không biết làm sao cho con đỡ, ngày càng nặng 1 tháng gần đây cháu ị còn chảy máu vì bị rách hậu môn và lòi dom nữa,cháu mới 14 tháng 9kg,

Thích · Phản hồi · 27 Tháng 10 2014 10:49

Ds Lee Anh ·

Hanoi, Vietnam

Để cải thiện tình trạng táo bón cho bé bạn cho bé uống nhiều nước , ăn nhiều rau quả xanh và chín ( xay nhỏ rau củ quả cho bé ăn cả bã), ăn nhiều chất xơ …Xoa bụng cho bé để kích thích nhu động ruột tạo phản xạ đi cầu.Kết hợp cho bé ngày uống 2 gói, mỗi lần 1 gói cốm vi sinh MABIFIB với thành phần chứa các chất xơ hòa tan , giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, phòng chống táo bón, tăng khả năng hấp thu và giúp bé tăng cân

Thích · Phản hồi · 23 Tháng 11 2015 22:47

Xi Xon Xe ·

Đại học bôn ba tại Lái Thiêu – Bình Dương

Con minh 18 thang ma hay bi tao bon van an rau rat nhieu nhu tai sao ko het mong cac bs chi dum

Thích · Phản hồi · 17 Tháng 3 2016 9:06

Facebook Plugin

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.