Nhà thơ Trần Đăng Khoa: “Bài thuốc chữa ung thư dân gian ấy, nếu không khỏi cũng vô hại”


Thưa ông Trần Đăng Khoa! Vừa rồi, một loạt bài viết của ông về thuốc Đông y cũng như những bài thuốc dân gian được bạn đọc đặc biệt chú ý.
Tôi có đọc một trích đoạn trên mạng với cái title:“Bài thuốc chữa ung thư chắc chắn khỏi của nhà thơ Trần
Đăng Khoa”, ông chia sẻ phương thuốc này như vậy, liệu có “liều” quá không vì căn bệnh ung thư rất khó chữa?

Đó chỉ là mẹo làm báo, tạo sự hấp dẫn đối với bạn đọc. Ta cũng nên cảm thông với các ký giả. Nhưng “rút title” thế, bạn đọc dễ hiểu lầm rằng tôi là một chuyên gia y tế. Tiếng nói của chuyên gia thường rất có sức nặng. Nhưng tôi lại không phải chuyên gia! Tôi chỉ là một bệnh nhân. Không phải thầy lang, cũng không phải bác sĩ.

Nhà báo Nguyễn Chu Nhạc, ông bạn thân của tôi cũng bảo, ông khỏi bệnh, nhưng cũng đừng viết làm gì. Ông là cây bút có ma lực, rất “ăn khách” về nhiều mảng đề tài. Bàn về thuốc làm gì. Chữa bệnh nó còn tùy vào cơ địa mỗi người. Đúng là bàn về thuốc, phải rất thận trọng, vì nó liên quan đến sức khỏe con người. Tuy vậy, tôi nghĩ, nếu có những bài thuốc hay, những toa thuốc hay, không tốn kém, mà lại khỏi được bệnh, mình biết mà không nói thì lại có tội, vì biết đâu, bài thuốc ấy có thể cứu được rất nhiều người, giúp được nhiều người thoát khỏi những căn bệnh nan giải.

Tôi cũng rất thận trọng khi viết. Nhiều khi phải tự mình ứng dụng, thấy hiệu quả rồi mới viết. Về mẹo dân gian trị ung thư mà tôi nói đến là nằm trong cả một bài khá dài bàn về các phương thuốc dân gian trị một số bệnh như mỡ máu, men gan cao, rồi cả thần dược trị tiểu đường của nhà thuốc Đông y Vạn Tế Hưng…


Nhà thơ Trần Đăng Khoa, (Ảnh: Vovworld.vn).

– Trong đoạn được trích đăng trên các tờ báo về chia sẻ của ông, có đoạn viết: “Để bài thuốc thật chuẩn thì phải lấy lá đu đủ, thái ra rồi phơi khô, thêm lá sả nữa. Nếu chia làm mười phần, thì 9 phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, có thể uống hàng ngày. Nếu sau ba ngày, thấy phân đen và hôi kinh khủng thì hiệu nghiệm. Nếu ung thư, chắc chắn khỏi, nếu men gan cao thì bệnh cũng sẽ bay biến và không tái phát trở lại”. Thực hư thông tin này là như thế nào?

Họ trích đúng đấy. Nhưng để hiểu đúng tinh thần của tôi, phải đọc cả đoạn. Đấy là bài thuốc dân gian cùng nhiều bài thuốc rất hay trị đau đầu và trị viêm họng, ho… mà cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa Đỗ Quý Doãn đã sưu tầm. Dù trước đó, tôi cũng đã biết.

Trong bài, tôi viết nguyên văn như sau:

“Cách đây cũng đã lâu, không biết ai đó đã gửi cho tôi một bài thuốc
chữa ung thư. Một căn bệnh hiểm nghèo, cả thế giới còn đang bó tay mà
cách chữa lại quá đơn giản. Chỉ lấy lá đu đủ nấu uống như uống nước chè.
Thế mà lại khỏi bệnh. Người gửi cho tôi bài thuốc rất quý ấy lại không
ghi tên. Bài thuốc như một cái đơn nặc danh. Người nói không chịu trách
nhiệm về những gì mình nói. Thế thì làm sao mà có thể tin được. Bởi nó
chẳng có cơ sở khoa học nào. Tôi không tin!

Nhưng rồi để tham
khảo, như người ta nói, “có bệnh thì vái tứ phương”. Đã vái khắp thiên
hạ rồi thì vái thêm một cái nữa vào cõi mịt mù thì cũng đã sao? Tôi nghĩ
thế và chuyển bài thuốc vu vơ ấy cho một số bạn bè, như một tư liệu
tham khảo. Thế mà rồi bất ngờ, tôi nhận được mấy lời cảm ơn, không phải
lời cảm ơn theo kiểu xã giao, mà “Cảm ơn anh. Bài thuốc đúng là thần
dược. Nhà em chuyển bệnh rồi!
”. Có người lại còn hỏi tôi địa chỉ nhà để
đến hậu tạ. Tuy vậy, tôi vẫn nghi ngờ. Có khi chuyển bệnh còn là do tâm
lý. Có người nghĩ mình khỏi bệnh, thế là tự dưng người hồng hào, khỏe
hẳn ra. Rồi sau đó trở lại như cũ rồi suy sụp dần, và suy sụp rất nhanh.
Khi viết mấy dòng này, tôi đang ở Hà Giang. Liên Chi hội Nhà báo Đài
Tiếng nói Việt Nam tổ chức một lớp học báo chí cho bà con miền núi phía
Bắc. Giờ giải lao, bên chén trà rừng, mọi người lại bàn về những bài
thuốc quý của bà con miền sơn cước.

Giảng viên Đỗ Quý Doãn,
nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin cũng đã sưu tầm được rất nhiều
bài thuốc hay. Anh bảo, có căn bệnh có thể điều trị rất nhanh, rất hiệu
quả mà không cần dùng đến thuốc. Ví như bệnh đau đầu, nhức như búa
bổ. Chỉ cần day mạnh vào hai vết hõm ở sau tai, thế là khỏi tắp lự. Anh
cũng bày cho mọi người, thấy ứng nghiệm. Có người cảm ơn anh: “Sao anh
tài thế! Đúng là tuyệt thật!
”. “Nhưng mình có tài gì đâu. Bài thuốc của
dân gian đấy chứ! Thuốc mà không phải thuốc
”.

Cũng theo cựu Thứ trưởng
Đỗ Quý Doãn, nếu bị viêm họng, ho dữ dội, kể cả những người bị bệnh viêm
họng mãn tính, cũng có thể chữa rất đơn giản, chỉ xoa dầu gió vào huyệt
Dũng Tuyền ở dưới gan bàn chân, nếu ai không biết cái huyệt này thì cứ
xoa dầu vào phần hõm ở nửa trên dưới lòng bàn chân, đắp Salonpas lên rồi
ngủ một giấc, sáng sau sẽ không còn ho nữa.

Nhưng hay nhất, theo anh
Doãn, là bài thuốc chữa ung thư và men gan cao. Đúng như ai đó đã gửi
cho tôi, nhưng chưa đầy đủ. Để bài thuốc thật chuẩn thì phải lấy lá đu
đủ, thái ra rồi phơi khô, thêm lá sả nữa. Nếu chia làm mười phần, thì 9
phần lá đu đủ, 1 phần sả, đun uống, thay cho nước chè, có thể uống hàng
ngày. Nếu sau ba ngày, thấy phân đen và hôi kinh khủng thì hiệu nghiệm.
Nếu ung thư, chắc chắn khỏi, nếu men gan cao thì bệnh cũng sẽ bay biến
và không tái phát trở lại. Đó là tôi ghi theo lời anh Doãn. Tất nhiên,
anh Doãn cũng lưu ý: “Uống sau ba ngày nếu thấy phân đen và hôi kinh
khủng thì hiệu nghiệm
”. Nếu không thấy thế thì có khi lại không đắc địa,
thậm chí chẳng có tác dụng gì. Thuốc uống còn tùy cơ địa mỗi người. Vì
thế, các cụ bảo: “Gặp thầy gặp thuốc“.


– Ngay sau khi ông chia sẻ, đã có rất nhiều ý kiến khác nhau, có người thì cho rằng đây là bài thuốc quý cần phải nhân rộng, nhưng cũng có người lại cho rằng bài thuốc chưa có sự kiểm chứng nên mọi người không nên tùy tiện dùng. Tìm tòi những phương thuốc dân gian không phải là sai, tuy nhiên, những phương thuốc này chưa được kiểm chứng, liệu rằng khi nghe chia sẻ, nhiều người làm theo sẽ nguy hiểm đến tính mạng không?

Thuốc trị tiểu đường của nhà thuốc Vạn Tế Hưng ở Cần Thơ không phải thuốc dân gian mà là thuốc Đông y. Đã hàng vạn người uống và cực kỳ hiệu nghiệm. Tôi cũng đã uống và thấy tuyệt vời. Tôi gọi đó là “Thần dược”, vì không có từ nào đúng hơn để nói về nó. Xin quý vị đừng nghĩ là tôi quảng bá cho nhà thuốc này. Tôi chỉ là một bệnh nhân, dùng thuốc và thấy cực kỳ hiệu nghiệm. Tôi chưa từng gặp ông bà chủ của nhà thuốc này.

Còn uống lá đu đủ với sả thì nếu không khỏi bệnh cũng vô hại. Sả người ta dùng hàng ngày làm gia vị cho nhiều món ăn. Còn đu đủ là một loại cây lành. Quả ngon và bổ đã đành, nhưng lá, thân và cả rễ ăn cũng rất tốt. Làng tôi còn lấy nó làm cây cứu đói. Quê tôi có dạo đói vàng mắt, phải lấy gốc muống già, muống thả trên ao băm nhỏ phơi khô rồi trộn với gạo thổi cơm. Bát cơm đen như… bát phân trâu, ăn dai nhách. Sau lấy lá đu đủ luộc, dễ ăn hơn. Rồi hết lá, vạc cả cây, băm nhỏ cây ra ninh ăn thay cháo. Tôi đã từng ăn rồi. Không xa xưa đâu, ngay năm 1974, mùa giáp hạt, gia đình tôi vẫn phải ăn đến lá đu đủ. Đấy cũng là năm tôi viết bài thơ “Bài hát gọi cây lúa…”

(Ảnh minh họa: Heritageonline.com)

– Hiện nay có nhiều ý kiến phản bác, ví như PGS.TS Đoàn Hữu Nghị – Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội cho rằng chữa bệnh ung thư bằng lá đu đủ và sả là phản khoa học và chưa từng thấy, xin ông cho biết quan điểm về điều này?

Nếu khẳng định bỏ thuốc tây mà chỉ chữa ung thư bằng lá đu đủ với sả thì đúng là liều lĩnh, thậm chí là điên khùng! Nhưng như tôi nói, có bệnh thì vái tứ phương, đã vái khắp thiên hạ rồi thì vái thêm một lần nữa cũng không sao cả. Bài thuốc dân gian ấy, nếu không khỏi cũng vô hại. Mà ngay cả thuốc tây hiện nay cũng có chữa được bệnh ung thư đâu.

Đấy là căn bệnh cả thế giới cũng còn đang bó tay chứ không nói gì Việt Nam. Tôi rất hoan nghênh ý kiến của bác sĩ PGS.TS Đoàn Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Hà Nội. Các quý vị cần nghe ý kiến của ông, vì ông là một chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực này. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên tuyệt đối hóa. Cần kết hợp cả Đông y, Tây y với thuốc Nam và các loại cây lá vườn nhà. Còn nhớ thời gian khổ, trong những năm kháng chiến chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ cũng đã từng ốm nặng, tưởng không thể qua khỏi, dù bên Bác đã có những bác sĩ Tây y giỏi nhất thời ấy, thế mà rồi người cứu được Bác, lại là một bà nông dân vô danh. Chỉ bằng mấy nắm lá rừng mà một bà mế (mẹ) Việt Bắc đã chữa cho Bác khỏi bệnh.

Chuyện này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã kể khá chi tiết trong một cuốn hồi ký của ông. Bây giờ chúng ta vẫn không biết “thần dược” bà mế (mẹ) cứu Bác là gì. Có khi chỉ là những cây cỏ vô danh vẫn mọc quanh nhà ta mà ta không biết. Vậy đó! Ngay cả cách thanh lọc cơ thể bằng nước mía, ớt, thầy thuốc cả Đông y và Tây y đều cho là phản khoa học, nhưng tôi giảm được cân, thoát được bệnh tiểu đường. Ba tháng nay tôi bỏ được tất cả các loại thuốc tây, kể cả thuốc Vạn Tế Hưng. Tôi cũng đã đưa lên báo cả xét nghiệm của tôi trước và sau thanh lọc. Rất nhiều người cũng thấy hiệu nghiệm một cách… thần kỳ.

Sắp tới tôi sẽ công bố một số trải nghiệm của bạn đọc họ viết chứ không phải tôi viết sau khi đã ứng dụng. Bệnh ung thư quả là một căn bệnh khủng khiếp vì cả thế giới đang bó tay. Nhưng có người đã thoát được nó không phải bằng thuốc mà bằng nhịn ăn như bà Tạ Thị Lý ở Hải Phòng.

Hay như gần đây nhất, PGS. TS Văn Như Cương cũng đã khỏi ung thư nhờ thuốc nam của ông lang Nho. Ta biết lý giải thế nào đây? Bài thuốc trị ung thư bằng sả với lá đu đủ mà cựu Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn sưu tầm, nghe cũng rất “phản khoa học”, nhưng ta cũng không nên tẩy chay. Bởi nhà thơ Trương Hữu Lợi ứng dụng và thấy triển vọng tốt. Bạn nghe đài chắc đã biết anh. Anh nhiều năm là Trưởng phòng Văn nghệ thiếu nhi, là tác giả của chuyên mục: “Kể chuyện và hát ru cho bé”. Trương Hữu Lợi bị ung thư phổi. Anh đã xạ trị (Xạ trị là một phương pháp điều trị bệnh ung thư sử dụng những tia có sóng năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư), tóc cũng đã rụng hết. Bệnh ung thư phổi thường “đi” rất nhanh. Nhiều người không trụ nổi ba tháng.

Nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng bị căn bệnh này. Dù được cứu chữa tận tình, với đủ các loại thuốc quý của thế giới, nhưng ông cũng chỉ trụ được 6 tháng. Vậy mà Trương Hữu Lợi đã qua được 5 năm, tóc xanh mướt, da hồng hào. Anh vẫn chưa khỏi dứt căn bệnh ung thư. Nhưng chúng ta hy vọng anh sẽ thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” bằng cả Đông Tây y kết hợp.

Cảm ơn ông về những chia sẻ thẳng thắn này!

Hà miu
logo smaill

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.