Nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm là như thế nào?

Đối với những nhiếp ảnh gia có nhiều kinh nghiệm, việc chụp ảnh không nhất thiết là phải tuân thủ theo các quy tắc mà họ đã tự tạo cho mình những cách nhìn khác biệt đối với một sự kiện, họ không mất thời gian để căn chỉnh hay đi theo một lối mòn. Dưới đây là một số ví dụ:

  1. BỐ CỤC:  Lúc này nó chẳng phải là luật lệ thứ bao nhiêu nữa mà chỉ là họ cảm thấy gì trước khung cảnh đó và ghi nhận lại.
  2. TIÊU CỰ: họ đang sử dụng tiêu cự nào và biết rõ sẽ đứng đâu để thể hiện cái cảm xúc mà họ muốn có được với tiêu cự đó.
  3. ÁNH SÁNG: Họ thấy ánh sáng đó và chụp ánh sáng như là cách ghi nhận lại sự việc chứ không phải như đang xử lý ánh sáng.
  4. THẦN THÁI CỦA CHỦ THỂ: Dù là một chủ thể đang di chuyển thì người chụp có kinh nghiệm chỉ click cò khi biết chắc chủ thể đó sẽ như thế nào trong ảnh, chân nào co chân nào duổi , mặt hướng về đâu, kết hợp không gian xung quanh thế nào …..
  5. LÀM CHỦ THIẾT BỊ: Khi họ đã bấm máy nghĩa là họ đã chắc chắn đã biết được rằng mình đã bắt trúng hay hụt khoảnh khắc chứ không còn quan tâm tới hình sẽ đúng sáng hay màu sắc hay chưa. Vì những điều đó là điều quá cơ bản. Việc vừa chụp vừa nhìn máy và chỉnh máy sau vài tấm chỉ là cách chụp của những người chụp thụ động.

Nhiếp ảnh gia có kinh nghiệm là như thế nào?

Thường một người thiếu trải nghiệm cùng lúc xử lý năm vấn đề trên một cách tự nhiên đã là điều không phải ai cũng làm được. Trong khi đó  người có kinh nghiệm thực sự sẽ cùng lúc quan tâm xử lý thêm các thông tin khác nữa.

  1. CẢM XÚC VÀ CÁI TÔI CÁ NHÂN: Họ thực sự thấu hiểu chủ thể , họ cảm nhận được mối hệ của các chủ thể , họ cảm nhận được không gian, thời gian và cảm xúc của chủ thể đối với khung cảnh và không gian đó. Họ chụp theo cảm nhận của họ đối với cái họ cảm nhận chứ không phải theo chiêu thức. Đây chính là yếu tố giúp họ tạo được cái tôi riêng biệt và dặt cái tôi đó vào trong hình ảnh. Cái khác biệt đó có được do không bắt chước theo hình chụp của bất kỳ ai khác.
  2. TƯƠNG TÁC VÀ NẮM BẮT TÂM LÝ CỦA CHỦ THỂ:  Họ nắm bắt tâm lý đối tượng chụp và làm chủ sự tương tác đó để phù hợp với yêu cầu cần thể hiện trên ảnh. Có lúc họ giao tiếp với chủ thể, có lúc họ điều khiển , có lúc họ tác động, có lúc lại không làm gì hết mà chỉ lặng lẻ quan sát và để nhường sự tự nhiên lại cho chủ thể trong bối cảnh xung quanh.Người thiếu kinh nghiệm đôi lúc cứ điều khiển chủ thể như một thói quen bắt buộc. Họ không ý thức được cái sự tự nhiên trước mắt họ đôi lúc còn đẹp và đang giá hơn rất nhiều cái mà họ đang muốn áp đặt vào.

Đây là vấn đề cần nhiều kiến thức xã hội và nhiều trải nghiệm trong cuộc sống chứ không thể học một sớm một chiều mà có được. Có lúc họ ăn mặc và hành xử lấn áp chủ thể . Có lúc họ friendly ngang hàng với chủ thể. Cũng có lúc họ nhún nhường và đóng vai “cơ dưới” với chủ thể . Tất cả chỉ là để giúp chủ thể hoặc giúp chính họ tự tin hơn nhằm thể hiện được cái mà họ muốn.

  1. TÁC PHONG:  Tác phong đây không phải là ăn mặc lịch sự giầy dép thế nào, mà tác phong đây chính là cách họ làm việc, cách họ di chuyển. Cách họ chụp nhanh, nhạy nhưng không gấp gáp.Có người lúc chụp rất gấp gáp và hùng hục làm cho chủ thể căng thẳng theo mà mất đi sự tự nhiên. Có người tệ hơn vào một sự kiện cắm đầu di chuyển hùng hục để đâm trúng bà già, trẻ em hoặc hất đổ ly chén thậm chí là … bánh cưới. Người có kinh nghiệm rất nhanh nhẹn về thao tác, phán đoán và bắt khoảnh khắc rất nhanh nhạy, nhưng vẻ bề ngoài luôn thong dong thư thái tạo. Điều đó tạo cho chủ thể sự dễ chịu.  Thậm chí họ trở thành một “Ninja” với sự xuất hiện không hề ảnh hưởng tới nhịp điệu tự nhiên của một sự kiện hay một không gian nào đó.
  2. QUAN SÁT VÀ PHÁN ĐOÁN TÌNH HUỐNG ĐỂ BẮT KHOẢNH KHẮC:   Họ chụp nhiều chụp nhanh nhưng không chụp đại để cầu may, họ biết trước, đoán trước, tìm hiểu trước khoảnh khắc nào có thể xảy ra, và nếu xảy ra thì nó sẽ ra sao, và họ sẽ làm gì để không để nó bỏ lỡ khoảnh khắc đó. Họ đưa ra những quyết định sẽ chờ đợi, sẽ follow hoặc sẽ di chuyển để tìm kiếm khoảnh khắc khác. Bạn có thể xem thêm những bài viết về Timeline , Research và Form mà Bow từng đăng trên Bow101 để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
  3. SỰ TỈNH TÁO VÀ TINH TẾ:  Họ luôn ý thức rõ mình cần phải làm gì để đảm bảo đúng yêu cầu của khách hàng và cân bằng nó với cách thể hiện bản thân. Họ không bị cuốn vào những sự việc hay ho, sôi nổi đang diễn ra trước mắt, để rồi quên mất cái mục đính chính của mình. Có những người bị cuốn theo những cảm xúc, những thói quen lúc chụp thường sẽ không thấy được cái bao quát hơn hoặc những cái nhỏ nhặt nhưng tinh tế hơn. Sự tỉnh táo dôi lúc mới là level cao hơn việcbay bay như nghệ sĩ.

Một người chụp có kinh nghiệm đúng nghĩa thì trong lúc chụp não bộ của họ cùng lúc xử lý rất nhiều vấn đề như vậy. Tuy nhiên họ xử lý nó một cách tự nhiên và thoải mái như bản năng.  Còn người chụp không có nhiều kinh nghiệm hay trải nghiệm sống vẫn có thể có được “hình đẹp” thậm chí còn “đẹp” hơn của những người kinh nghiệm kể trên, bằng cách … chụp theo công thức, theo chiêu trò. Tất nhiên hình ảnh đó sẽ không đầy đủ để đáp ứng yêu cầu mà họ đặt ra. Và tệ hơn nữa những hình ảnh đó sẽ luôn luôn giống với hình ảnh của ai đó mà họ đang cố bắt chước theo.

Nguồn: Bow101