Những lầm tưởng về siêu âm trong thai kỳ của các bà bầu

Những lầm tưởng về siêu âm trong thai kỳ của các bà bầu

Siêm âm là thủ tục bắt buộc trong thai kỳ nhằm theo dõi sự phát triển của thai nhi cùng những bất thường nếu có. Tuy nhiên chưa nhiều người hiểu rõ về phương pháp này. Sau đây là những lầm tưởng thường gặp về siêu âm.

Siêu âm phát ra bức xạ nguy hiểm

Nhiều người cho rằng, siêu âm phát ra bức xạ nguy hiểm gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên thực tế thì siêu âm là kỹ thuật phát ra các sóng âm thanh ở nhiều mật độ khác nhau, từ đó chuyển thành hình ảnh mà bạn nhìn thấy trên màn hình của thiết bị. Siêu âm là phương pháp hiệu quả nhất giúp phát hiện những bất thường và theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Một số mốc quan trọng bắt buộc phải siêu âm như mốc 12 tuần siêu âm đo độ mờ da gáy, mốc 22 tuần, mốc 32 tuần…

Siêu âm tương tự như tia X

Điều này là hoàn toàn sai lầm. Siêu âm sử dụng sóng âm thanh, trong khi đó chụp X quang sử dụng tia ánh sáng. Hai kỹ thuật này khác hẳn nhau về bản chất. Khi mang thai, mẹ bầu chỉ được phép siêu âm chứ không được chụp X quang vì tia X sẽ gây hại cho thai nhi.

Những lầm tưởng về siêu âm trong thai kỳ của các bà bầu

Siêu âm có thể khiến thai nhi chậm phát triển

Siêu âm không gây hại cho thai nhi của bạn cả vì đây là thủ tục cần thiết để theo dõi sự phát triển của thai nhi.

Siêu âm đầu dò có thể dẫn đến sảy thai

Siêu âm đầu dò hoàn toàn không dẫn đến sảy thai. Đây là kỹ thuật bắt buộc và chỉ định trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành hoàn toàn và rất khó phát hiện qua siêu âm thông thường. Khi thai nhi có tim thai, có thể chuyển sang siêu âm bình thường.

Siêu âm chỉ sử dụng để xác định giới tính

Đúng là qua siêu âm bác sỹ sẽ biết được giới tính em bé. Tuy nhiên theo luật bác sỹ không được phép tiết lộ giới tính của em bé.

Việt Hà
Nguồn: FP

 Xem thêm

  • Cách đọc các chỉ số siêu âm thai cực chuẩn
  • Tầm quan trọng của siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ
  • Siêu âm có an toàn với thai nhi?
  • Mẹo để mẹ thấy hình ảnh rõ nét nhất của bé khi siêu âm 3D

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.