Những lưu ý cần nhớ để món trứng hữu ích với cơ thể

Những lưu ý cần nhớ để món trứng hữu ích với cơ thể
Không nên kết hợp trứng với đường
Khi trứng được nấu chín, có nghĩa đã trải qua một khoảng thời gian nấu nướng nhất định. Khi đó, axit amin có trong trứng và đường sẽ kết hợp cùng nhau ảnh hưởng đến cơ thể. Hoặc quá trình này sản sinh ra chất Glycosyl lysine, có thể hủy hoại chất axit amin. Do vậy, trứng sẽ mất đi những thành phần quan trọng có thể cung cấp cho cơ thể. Chất Glycosyl Lysine là chất độc hại, khó hấp thu nên có thể dẫn đến tình trạng dễ gây đông máu. Do đó, không cho đường vào trứng để tránh sản sinh ra chất độc hại tác động đến các hệ cơ quan trong cơ thể.
Không nên đun trứng quá lâu
Bất cứ món ăn nào cũng vậy, khi đun nấu nếu kéo dài quá lâu, quá kỹ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của món ăn. Với món trứng cũng vậy, không ít người quan niệm, nếu đun lâu sẽ giúp trứng chín và đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Do khi đun trứng ở nhiệt độ cao và lâu sẽ càng làm sinh ra phản ứng hóa học giữa chất lưu huỳnh và sắt có trong trứng. Phản ứng này sẽ tạo ra cặn, khi đi vào cơ thể có thể gây ảnh hưởng thận hay cơ quan dạ dày, đường ruột, dẫn đến khó tiêu, đầy bụng.
Những lưu ý cần nhớ để món trứng hữu ích với cơ thể

 

Trứng luộc dễ hấp thu
Với trứng, chúng ta có nhiều cách để chế biến như trứng chưng, trứng rán, trứng chiên, trứng luộc, trứng hấp hay trứng muối. Tuy nhiên, trứng luộc là món ăn đơn giản, dễ làm nhưng rất tốt với sức khỏe. Trứng luộc đơn giản nguyên liệu, khi hoàn thành các bộ phận sẽ mềm nên dễ hấp thụ, thậm chí khả năng hấp thụ tối đa lên đến 100%. Còn trứng chế biến theo phương pháp rán hay chiên sẽ phải hấp thụ thêm dầu mỡ hay các chất như rau, thịt…
Không nên ăn trứng chưa được nấu chín
Có người quan niệm rằng, ăn trứng còn sống hoặc trứng gà mới đập ra khỏi quả sẽ rất tốt vì chưa bị tác động bởi vi khuẩn hay các chất bảo quản. Tuy nhiên, đây là việc không nên. Bởi khi đó trứng chưa chín, có những vi khuẩn có thể tồn tại bên trong gây các bệnh ở đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hay ngộ độc thức ăn. Việc đun nấu không quá kỹ nhưng cũng cần phải chín tới, bởi trứng chưa chín làm cho cơ thể khó hấp thu chất đạm vào cơ thể.
Phụ nữ sau sinh không nên ăn trứng
Sinh con là quá trình vất vả, mất đi nhiều sức lực và năng lượng. Do đó, các bộ phận trong cơ thể trong đó có hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, thậm chí suy giảm chức năng. Khi ăn trứng, có nhiều chất bổ vào cơ thể thì hệ tiêu hóa sẽ phải làm việc nhiều hơn. Trong khi phụ nữ sau sinh đang hồi phục sức khỏe có thể bị đầy bụng khó tiêu, do chất amoniac và phenol trong đường ruột.
Lòng trắng trứng và lòng đỏ bổ như nhau
Lòng trắng và lòng đỏ về bản chất chứa thành phần dinh dưỡng như nhau. Lòng trắng chứa hàm lượng protein ngang lòng đỏ chứ không phải không có chất gì như nhiều người quan niệm. Trong quả trứng có khoảng 7g protein thì phần lòng trắng chứa 50% protein, còn lại ở lòng đỏ và vỏ, hay màng dưới vỏ. Trong lòng đỏ chứa nhiều chất béo và cholesterol. Lòng trắng có thể “lành” hơn vì không chứa cholesterol gây bệnh tim mạch.
Trứng để qua đêm không tốt
Ăn thức ăn để qua đêm không tốt, thậm chí có thể sản sinh nhiều chất độc hại, nếu lâu dài có thể gây bệnh ở đường tiêu hóa hay ảnh hưởng đến cơ thể. Nếu trứng gà luộc chín nhưng khi để qua đêm có thể làm sản sinh một số vi khuẩn từ chất dinh dưỡng bên trong. Khi luộc trứng gà, các chất protein đã bị phá hỏng nếu để qua đêm sẽ làm cho độ ngon, dinh dưỡng bên trong giảm nhiều.
Nên ăn trứng vừa phải
Trứng là món ăn nhiều dưỡng chất với sức khỏe, chúng chứa chất đạm, axit amin, dưỡng chất thiết yếu với cơ thể. Tuy nhiên, với người béo hay tập tạ nên ăn 7 quả mỗi tuần, còn người gầy hay vóc dáng trung bình chỉ nên ăn khoảng 4 quả mỗi tuần. Tốt nhất nên ăn trứng vào mỗi sáng để cung cấp năng lượng cho ngày mới học tập và làm việc. Những người bị biếng ăn hay ăn không ngon miệng cần ăn trứng vì nó cung cấp nhiều dưỡng chất để hỗ trợ cơ thể.
Hiền Anh (Tổng hợp)

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.