Nuôi lợn để lấy nội tạng ghép cho người

lon-phunutoday-vn

Theo Popular Science, các nhà nghiên cứu đến từ Revivcor, một chi nhánh của công ty United Therapeutics ở Maryland, Mỹ, đang điều chỉnh cơ chế sinh học ở lợn để khiến chúng phát triển cơ quan nội tạng phù hợp với con người.

Mỗi năm, có khoảng 8.000 người chết trong khi chờ cấy ghép nội tạng do cầu vượt quá cung. Trong quá khứ, các bác sĩ đã cố gắng đưa tim và gan lợn vào cơ thể người. Tuy nhiên, những thử nghiệm này không đem lại kết quả tốt. Nguyên nhân là cấy ghép nội tạng từ loài khác sẽ kích hoạt phản ứng mạnh mẽ từ hệ miễn dịch của người nhận. Ngay cả những loại thuốc ức chế miễn dịch hiệu quả nhất cũng không thể ngăn chặn hoàn toàn cá phản ứng này.

lon-phunutoday-vn
Lợn là lựa chọn phù hợp nhất cho để cấy ghép nội tạng cho con người. Ảnh: Popular Science.

Cách đây 4 năm, United Therapeutics bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu cấy ghép nội tạng lợn. Theo công ty này, lợn là ứng cử viên hợp lý nhất cho việc cấy ghép bởi nội tạng của chúng có kích thước phù hợp và dễ tìm nguồn cung cấp.

Đầu năm 2000, một nhà nghiên cứu, sau này là nhà đồng sáng lập Revivcor, đã tìm ra cách ức chế loại đường ở lợn có khả năng kích hoạt phản ứng đào thải tức thì ở cơ thể người nhận. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học tại Revivcor đang nghiên cứu cách đưa gene người vào lợn. Về mặt lý thuyết, phương pháp này khá khả thi bởi cơ thể lợn có nhiều chức năng tương tự con người.

Nhóm nghiên cứu đã đạt được một số thành tựu nhất định. Vào tháng 6, các nhà khoa học đã ghi nhận một quả thận lợn được cấy ghép trên khỉ đầu chó có thể duy trì trong 136 ngày. Theo một bác sĩ cấy ghép ở Viện tim, phổi và huyết học Mỹ, một trái tim lợn của Revivcor đã lập nên kỷ lục mới khi tồn tại hai năm rưỡi trong cơ thể khỉ đầu chó.

Phổi, bộ phận thử nghiệm tiếp theo, là cơ quan rất khó cấy ghép vì chứa nhiều mạch máu và chịu tác động lớn từ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, Revivcor hy vọng có thể thực hiện thành công ca cấy ghép phổi từ lợn sang người đầu tiên trong vài năm tới.

Trước đó các nhà khoa học Đại học Tokyo, Nhật Bản vừa công bố có thể nuôi trồng các cơ quan nội tạng một loài vật bất kì trong cơ thể của một loài khác bằng cách tiêm các tế bào gốc của loài có nội tạng cần nuôi vào phôi thai của loài thay thế.

Kĩ thuật này cho phép phát triển cơ quan nội tạng một người bệnh trên cơ thể lợn bằng cách lấy tế bào gốc của bệnh nhân đó tiêm vào cơ thể con lợn thay thế, nhằm nuôi trưởng thành một nội tạng khỏe mạnh dùng cho các ca thay ghép nội tạng về sau.

Tình trạng khan hiếm nội tạng hiến tặng hiện nay đồng nghĩa nhiều bệnh nhân phải chờ đợi rất lâu mới có thể được thay ghép. Phát triển được nội tạng cần thay ghép từ chính các tế bào gốc của đúng người bệnh có thể giúp giảm thiểu nguy cơ nội tạng được cấy ghép sẽ không tương thích với cơ thể sau phẫu thuật, hơn nữa có thể tạo ra nguồn cung nội tạng dồi dào.

Để thực hiện nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiêm tế bào gốc của chuột túi vào phôi bào của chuột nhắt biến đổi gien để tạo ra những con chuột nhắt mang nội tạng của chuột túi. Trước đó, các con chuột nhắt đã được biến đổi gien để không thể có lá lách của bản thân chúng, cơ quan sản xuất nhiều hóc-môn quan trọng, bao gồm insulin.

Tưởng nội tạng có thể ....mọc lại, cả ngôi làng rủ nhau đi bán
Tưởng nội tạng có thể ….mọc lại, cả ngôi làng rủ nhau đi bán
(Xã hội) – Và chiêu lừa đảo này đã được sử dụng để lừa Geetha, một bà mẹ bốn con, người đã bán quả thận của cô chỉ với 2.000USD.

Nguồn: Lan Hương (TH)/Theo Khỏe & Đẹp

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.