NXB Giáo dục phản hồi vụ dạy học sinh đi trên thuỷ tinh

Phần dạy về lòng dũng càm bằng việc đi trên thuỷ tinh trong sách do NXB Giáo dục phát hành

Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam cho biết trong bài học “Vượt qua nỗi sợ” của sách “Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 1” do TS Phan Quốc Việt chủ biên, phần câu chuyện minh họa sử dụng mẩu chuyện Bạn An dũng cảm (trang 77) trong đó có chi tiết học sinh đi qua thảm thuỷ tinh.

Phần dạy về lòng dũng càm bằng việc đi trên thuỷ tinh trong sách do NXB Giáo dục phát hành
Phần dạy về lòng dũng càm bằng việc đi trên thuỷ tinh trong sách do NXB Giáo dục phát hành

Theo NXB Giáo dục Việt Nam, “Sách Thực hành kĩ năng sống dành cho lớp 1” được xuất bản năm 2014. Đây là sách tham khảo, không phải sách giáo khoa.

“Sau khi cuốn sách được xuất bản, được sự góp ý của độc giả về nội dung chưa phù hợp của câu chuyện, NXB Giáo dục Việt Nam đã điều chỉnh kịp thời. Vì thế, trong lần sách tái bản có chỉnh lí năm 2015, sách Thực hành kĩ năng sống dành cho học sinh lớp 1 không còn câu chuyện này” – đại diệnNXB Giáo dục Việt Nam thông tin.

Tuy vậy, đại diện NXB Giáo dục Việt Nam cũng thừa nhận: “Dẫu sao, đây cũng là một bài học đối với công tác biên tập nhằm giữ vững và nâng caochất lượng sách” và gửi lời cảm ơn đến bạn đọc về những góp ý trong thời gian qua.

Trước đó, các trang mạng và facebook xôn xao với thông tin trong cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1” của NXB Giáo dục Việt Nam có bài dạy trẻ về lòng dũng cảm bằng cách đi trên thảm thủy tinh. Trong đó, có đăng hình ảnh một em bé đi chân trần đang dẫm trên thảm thủy tinh.

Nhiều phụ huynh và dư luận cho rằng việc dạy cho trẻ nhỏ tuổi như lớp 1 đi trên thủy tinh như vậy có thể ảnh hưởng không tốt tới tâm lý học sinh và sự an toàn của các em.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sáng 25-8 đã có văn bản số 4305 gửi NXB Giáo dục Việt Nam về cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1 ” do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành. Để kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp xử lý những nội dung gây ảnh hưởng không tốt đến tâm sinh lý học sinh, phụ huynh học sinh và toàn xã hội, Bộ 

GD-ĐT yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam khẩn trương kiểm tra tình hình, kịp thời xử lý và báo cáo về Bộ trước ngày 28-8.

Nguồn: Theo Ngu?i Lao Ð?ng

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.