Ô nhiễm chì do phát triển năng lượng mặt trời

Ô nhiễm chì do phát triển năng lượng mặt trời

Theo một nghiên cứu mới được công bố vào tuần trước, các kế hoạch của Trung Quốc và Ấn Độ nhằm mục đích tạo ra năng lượng mặt trời có nguy cơ làm tăng ô nhiễm chì.

Phân tích của các nhà khoa học tại Đại học Tennessee (Mỹ) cho biết, động thái này có thể sản sinh ra hơn 2,4 triệu tấn chất làm ô nhiễm chì ở Trung Quốc và Ấn Độ. Bởi vì hệ thống lưới điện năng lượng mặt trời ở cả hai nước đều sử dụng pin axit-chì để lưu trữ năng lượng.

Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng hoạt động khai thác, nấu chảy trong quá trình sản xuất và tái chế pin đã làm cho một số lượng lớn các chất ô nhiễm rò rỉ vào môi trường (ở Trung Quốc là 33% và Ấn Độ là 22%). Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Chính sách năng lượng.

Ô nhiễm chì do phát triển năng lượng mặt trời

Trước đó, Ấn Độ có kế hoạch tăng thêm 12 gigawatt năng lượng mặt trời vào năm 2022, với sự phân bố của 20 triệu chiếc bóng đèn năng lượng mặt trời. Mục đích của việc làm này là cung cấp năng lượng tái tạo cho 80.000 ngôi làng ngoài lưới điện. Vì vậy nó sẽ phải phụ thuộc vào pin chì, các tác giả cho biết.

Dựa trên những gì được thải ra từ các đơn vị sản xuất ở Ấn Độ và Trung Quốc, nhóm nghiên cứu ước tính lượng khí thải chì của 2 quốc gia này bằng 1/3 lượng khí thải trên toàn thế giới.

Nhà nghiên cứu hệ thống năng lượng tái tạo ở các nước đang phát triển, Subhes Bhattacharyya đến từ Đại học Dundee, Anh nói rằng vấn đề chủ yếu phát sinh từ việc xử lý pin.

Ngoài ra, đại diện Chính phủ cũng nhấn mạnh kế hoạch năng lượng mặt trời của Ấn Độ tập trung vào năng lượng dựa trên lưới điện, do đó pin chì là không cần thiết .

 

Theo Đất Việt