Rùng mình trước 4 “thị trấn ma” nổi tiếng 5 châu

Rùng mình trước 4

Vì nhiều nguyên nhân, những địa danh này đã trở nên âm u, hoang vắng, khiến nhiều người phải “sởn gai ốc”.

Bất ngờ với những địa danh ma ám nổi tiếng trên thế giới

Ít ai ngờ, những địa danh một thời từng là khu công nghiệp sầm uất nay đã trở nên hoang phế, tiêu điều đến rợn người. Vậy điều gì đã khiến những địa danh này trở nên như vậy? Phải chăng chính sự khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên hay bị thiên nhiên tàn phá mà những khu vực này ngày nay trở nên hoang vắng và được gắn với tên gọi “thị trấn ma”.

Hãy cùng ghé thăm những thành phố bị bỏ hoang được mệnh danh là “thị trấn ma” và tìm hiểu xem lý do gì khiến người xem phải sởn gai ốc qua bài viết dưới đây, theo tổng hợp từ trang Independent.

1. Bodie – thị trấn bị tiền vàng ám ảnh

Bodie vốn là một thị trấn nhỏ, nằm lặng lẽ tại một góc nước Mỹ. Sau khi được nhà thám hiểm William S.Bodey phát hiện sự xuất hiện của vàng vào năm 1859, nhiều nhà đầu tư và người dân khắp nơi bỗng đổ xô đến đây, biến Bodie trở thành một thị trấn sầm uất.


Hình ảnh thị trấn Bodie ngày nay

Bodie không phải là một nơi dễ sống bởi khí hậu nơi đây vô cùng khắc nghiệt: mùa hè quá nóng bức, mùa đông giá buốt và gió giật mạnh.

Tuy nhiên, cơn sốt vàng đã khiến các cư dân mờ mắt. Họ bỏ qua tất cả để đến đây, chấp nhận gian khổ với mong muốn tìm được vàng để đổi đời. Rất nhiều vụ tai nạn hầm mỏ diễn ra hàng năm khiến hàng trăm công nhân thiệt mạng. Nhưng điều này vẫn không làm họ chùn bước.


Ngôi nhà đã xiên vẹo vì thời tiết khắc nghiệt, tạo nên một khung cảnh rợn người

Chỉ vì lợi nhuận mà ở Bodie luôn xảy ra những cuộc tranh giành lợi ích cá nhân từ các phần tử xấu, khiến Bodie trở thành một trong những thị trấn tai tiếng nhất miền Tây hoang dã thời bấy giờ.

Dẫu vậy, vì lợi nhuận quá lớn từ khai thác vàng nên dường như không ai muốn rời bỏ nơi đây. Chỉ đến năm 1932, Bodie không còn níu kéo được người dân khi nguồn vàng nơi đây đã cạn kiệt. Thành phố nhanh chóng bị bỏ hoang và trở nên hoang tàn âm u đến rợn người.

Hiện nay thị trấn Bodie đã trở thành một địa điểm du lịch, dành riêng cho những ai đam mê mạo hiểm và… thích những câu chuyện kì bí.

2. Đảo Hashima – “tàu chiến” bị bỏ hoang

Do có hình dạng giống một chiếc tàu chiến nên đảo Hashima ở Nagasaki, Nhật Bản thường được gọi là Chiến đảo.


Hòn đảo “tàu chiến” Hashima có diện tích khoảng 6ha.

Trong Chiến tranh thế giới II, hòn đảo này được coi là cánh tay phải của nền kinh tế Nhật Bản. Với một mỏ than được khai thác nhộn nhịp bởi hàng ngàn thợ cùng gia đình (khoảng hơn 5.000 cư dân), nơi đây từng là nguồn cung cấp nhiên liệu lớn cho sự phát triển của đất nước Mặt trời mọc thời bấy giờ.


Một trong những tòa nhà bị bỏ hoang tại Hashima

Tuy nhiên đến năm 1960, dầu mỏ dần trở thành nhiên liệu phổ biến thay thế than đá, khiến cho ngành công nghiệp khai thác than tại đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thêm vào đó, đảo Hashima cũng là nơi hứng chịu rất nhiều cơn bão mạnh hàng năm, khiến công nhân dần rời bỏ nơi này.

Sau cùng, đến năm 1974 các hầm mỏ bị đóng cửa hoàn toàn, hòn đảo chính thức bị bỏ hoang.

Ngày nay, khung cảnh hòn đảo đã trở nên… “thê lương” hơn bao giờ hết. Bão và nước biển đã tàn phá những cấu trúc bằng bê tông, nhấn chìm các công xưởng, nhiều nơi chỉ còn trơ khung thép. Nhưng cũng chính những điều này đã khiến nhiều du khách đến đây để tận hưởng cảm giác “rợn tóc gáy”.

3. Pripyat và thảm họa nguyên tử Chernobyl

Ở thời điểm đó, đây là một trong những khu dân cư đông đúc nhất,với gần 50.000 người sinh sống, trong số đó phần lớn là công nhân của nhà máy.


Toàn cảnh “thành phố ma” bị bỏ hoang

Tuy nhiên, ngày định mệnh 26/4/1986 đã thay đổi tất cả. Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl bỗng phát nổ, phát ra những tia phóng xạ rất mạnh gây tổn hại vô cùng nghiêm trọng tới hệ sinh thái, y tế, nền kinh tế chính trị của thành phố.


Thành phố Pripyat ngày nay đã trở nên hoang tàn.

Ngoài ra do không có tường chắn, bụi phóng xạ từ nhà máy đã lan rộng ra nhiều vùng lân cận, khiến hơn 336.000 người phải sơ tán và tái định cư nơi khác.

Ngày nay, Pripyat thuộc quyền quản lý của chính phủ Ukraine. Tuy nhiên, dù mức phóng xạ được đánh giá là đã giảm đáng kể, nhưng Pripyat hiện vẫn đang trong tình trạng bỏ hoang kể từ năm 1986. Có lẽ, không một ai dám mạo hiểm mạng sống của mình để tiếp tục sinh sống tại đây.

4. Pyamiden – “hụt hơi” do bị khai thác quá đà

Ở thời điểm đó, Pyramiden là một khu dân cư sầm uất với mỏ than lớn. Ước tính đã có hơn 9 triệu tấn than được khai thác ở đây chỉ trong 3 năm,từ 1995 đến 1998.

Cũng chính vì khai thác quá tay mà nguồn than đá tại đây đã trở nên cạn kiệt. Khi các mỏ than bị đóng cửa vào năm 1998, người dân cũng “dứt áo ra đi”, khiến Pyramiden bị bỏ hoang từ đó.

“Thị trấn ma” ngày nay rất thu hút các du khách ghé thăm nhờ vẻ điêu tàn, tĩnh mịch của nó. Thậm chí năm 2007, các công ty du lịch quyết định đầu tư sửa sang, nâng cấp một số tòa nhà để đón khách du lịch.

 

Theo Trí Thức Trẻ