Sai lầm “chết người” của mẹ khi cho con dùng cà rốt sai cách

Sai lầm

Chính vì thế nên khi con đến tuổi ăn dặm, tôi rất tích cực cho bé ăn cà rốt. Cứ khoảng 2 ngày, tôi lại cho con ăn 1 bữa bột cà rốt. Màu bát bột đẹp, vị cũng rất ngon ngọt. Thấy con có vẻ thích nên tôi càng ham. Ngoài nấu bột, tôi còn làm nước ép cà rốt để hai mẹ con cùng uống với hi vọng con khoẻ, mẹ xinh. Cũng vì nghĩ cà rốt lành tính lại tốt nên mẹ chồng cũng không nói gì khi thấy tôi hay cho con ăn nhiều như vậy. Nói chung, mọi thứ (có vẻ) diễn ra khá êm đẹp cho đến một hôm…

Đưa con đi tiêm phòng sởi mà ai cũng nói sao con tôi nhìn da vàng thế. Ban đầu tôi không tin, có lẽ do nhìn con quá quen nên không nhận ra. Đến khi bác sĩ khám phân loại cũng giật mình hỏi: “Cháu bị vàng da thế này lâu chưa?” thì tôi mới hoảng hốt. Mà không chỉ da vàng, mắt con tôi cũng vàng hơn bình thường. Khi đặt con giữa những đứa trẻ khác tôi mới nhận rõ điều đó.

Sai lầm

Tôi hoang mang tột độ, chẳng nhẽ con tôi bị gan sao, hay bị vàng da kéo dài? Tôi sợ run khi có mẹ nói hay là cháu bị bệnh về máu. Cho đến khi bác sĩ hỏi chế độ ăn dặm của con tôi thế nào, thì mới vỡ lẽ ra nguyên nhân. Hóa ra chẳng phải gan hay máu gì cả, mà do con tôi ăn quá nhiều… cà rốt! Sau đó hai mẹ con lại đi khám ở viện, thật may là con tuy da đã vàng nhưng chưa có biểu hiện ngộ độc. Tôi thở phào…

Đúng là lợi bất cập hại, chỉ vì sự thiếu hiểu biết, lười tìm tòi mà tôi suýt hại con. Các mẹ biết không, trong cà rốt có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là beta carotene – một dạng tiền chất của vitaminA, rất tốt cho thị lực và hệ miễn dịch. Thế nên cũng như nhiều mẹ khác tôi đã lạm dụng thái quá việc dùng cà rốt trong bữa ăn của con. Đó là nguyên nhân khiến cơ thể dư thừa carotene gây hiện tượng vàng da. Hơn nữa, tôi lại sử dụng thêm nhiều nước ép khiến cho mắt cũng bị vàng.

Bên cạnh đó do cà rốt có nhiều chất xơ, tốt cho tiêu hoá nhưng khi quá thừa lại gây nên chứng táo bón, chán ăn cho con. Tôi thì nghĩ do chế độ ăn hơi khô nên con mới bị vậy, rồi càng tích cực cho uống thêm nước lọc, nước ép cà rốt, vô tình khiến bệnh của con càng thêm nặng.

Sai lầm
>> Những sai lầm “kinh điển” của mẹ khi cho bé ăn dặm

Nguy hiểm nhất là nếu tình trạng dư thừa carotene kéo dài và quá cao có thể gây nên ngộ độc cho trẻ, khi không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Không chỉ trẻ con mà cả người lớn, đặc biệt phụ nữ chuẩn bị sinh con cũng không nên ăn nhiều cà rốt, vì nó có thể ức chế sự rụng trứng, giảm chức năng buồng trứng bình thường.

Vậy đấy, chẳng có gì là “thần dược” khi bị lạm dụng cả. Dù cà rốt giàu dinh dưỡng nhưng một tuần chỉ nên sử dụng 2-3 lần, với trẻ nhỏ không nên quá 20-30gr. Tôi cũng đã phải dừng hẳn việc dùng cà rốt, thậm chí thực phẩm khác như bí đỏ, đu đủ trong gần 1 tháng, đến khi đi kiểm tra da của bé đã trở lại bình thường, mắt cũng hết vàng thì mới tiếp tục sử dụng theo đúng tiêu chuẩn.

Ngoài ra, việc chế biến cũng phải đúng cách mới đảm bảo cơ thể hấp thu được những giá trị quan trọng cà rốt mang lại. Khi dùng cà rốt hay các loại thực phẩm có beta carotene phải dùng kèm với đủ lượng chất béo để cơ thể có thể sử dụng triệt để nguồn vitamin quý giá này.

Vậy đấy các mẹ ạ, đôi khi chính sự vội vàng, muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất lại gây ra cho con những hậu quả không mong muốn. Cơ thể bé như một nhà máy non trẻ mới vận hành, chỉ cần cung cấp vừa và đủ để nhà máy vận hành trơn tru. Không phải cứ đắt nhất, nhiều nhất sẽ là tốt nhất, mà phải hiểu trẻ cần gì, thiếu gì và bao nhiêu là đủ. Hãy thực sự lắng nge cơ thể bé các mẹ nhé!

Hoa Mèo

 Mời các mẹ xem thêm:

  • 6 thực phẩm lành mạnh giúp bé hết “còi dí”
  • Cận cảnh sự lớn lên của em bé trong bụng mẹ mỗi tuần (P2)
  • Đừng bỏ lỡ lợi ích tuyệt vời của xoài xanh, mẹ bầu nhé!

 

Nguồn:

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.