“Soi” kinh nguyệt bắt bệnh cực chuẩn

“Soi” kinh nguyệt “bắt” đúng  vấn đề sức khỏe
Kinh nguyệt ít: Bệnh về tuyến yên, tuyến giáp, đa nang buồng chứng và rối loạn tự miễn dịch
Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai, kinh nguyệt ít là điều bình thường. Nhưng nếu bạn không uống thuốc tránh thai mà lượng kinh nguyệt ít, bạn có thể bị mất cân bằng hoóc-môn. Theo bác sĩ Adelaide Nardone tại trường Đại học Brown, Mỹ, kinh nguyệt ít có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến yên hoặc tuyến giáp. Ngoài ra, bạn còn có khả năng bị dị tật Muller (một dạng dị tật tử cung, dị dạng ống Muller). Dị tật này có thể khiến màng trinh bị thay đổi và cản trở dòng chảy của kinh nguyệt. Bên cạnh đó, kinh nguyệt ít cũng liên quan đến hội chứng đa nang buồng trứng (PCOS) và các rối loạn tự miễn dịch.
“Soi” kinh nguyệt “bắt” đúng  vấn đề sức khỏe
Kinh nguyệt nhiều bất thường: Bệnh polyp tử cung hoặc cổ tử cung, u xơ tử cung
Kinh nguyệt nhiều bất thường cũng có thể là tác dụng phụ của việc uống thuốc tránh thai. Bên cạnh đó, ra máu ồ ạt ngày kinh còn là dấu hiệu của bệnh polyp tử cung hoặc cổ tử cung do cơ thể sản xuất quá nhiều hoóc-môn nữ estrogen. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung, nhiễm trùng hoặc ung thư tử cung.
“Soi” kinh nguyệt “bắt” đúng  vấn đề sức khỏe
Thống kinh thứ phát: Bệnh lạc nội mạc tử cung
Nếu bạn bị đau bụng kinh kéo dài suốt chu kỳ và kéo dài trong nhiều năm ở độ tuổi 30 – 40, bạn bị thống kinh thứ phát. Các cơn đau bụng thường gây cảm khác khó chịu, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, đau bụng dưới, đau lưng, đau bụng phần thắt lưng, hạ đường huyết… Đây là dấu hiệu cho biết bạn có khả năng bị bệnh lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… Tất cả các loại bệnh này đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản và sức khỏe của phụ nữ. Bạn cần đi khám sớm và chữa trị thống kinh thứ phát triệt để.
“Soi” kinh nguyệt bắt bệnh cực chuẩn
Trễ kinh: Mất cân bằng hoóc-môn
Bạn không nên chủ quan với việc trễ kinh bất thường. Nếu trễ kinh, bạn có thể vẫn có thể có thai và sinh con. Nhưng cơ hội có con lần thứ 2 của bạn có thể là số 0. Theo bác sĩ chuyên khoa sản Carusi, bạn có thể không rụng trứng thường xuyên hoặc bị bệnh đa nang buồng trứng. Trong trường hợp bạn bị béo phì hoặc lượng mỡ cơ thể quá ít, bạn sẽ bị mất cân bằng hoóc-môn trầm trọng, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Đó là lý do phụ nữ béo phì thường có chu kỳ không đều.
Nguyễn Mai Nguồn: HTP
Xem thêm video: Biến lõi giấy vệ sinh thành đồ để điện thoại cực xinh
Previous articleĐể tránh điều tiếng thị phi nơi công sở
Next articleChiết xuất Nấm Linh Chi –Sản phẩm tuyệt vời cho sức khỏe con người
Nguyễn M Châu
Chào các bạn,mình là Minh Châu,Mình thích sưu tầm và chia sẻ với mọi người những kinh nghiệm,bài học hay trên internet. Bởi vì "Hạnh phúc không phải là nhận, hạnh phúc chính là sự cho đi". Hy vọng nếu mọi người thích bài viết thì hãy Like &Share cho bạn bè cùng đọc nhé!!! ♥ Xin cám ơn.