Táo Mỹ gây ung thư bằng cách nào?


Để bảo quản táo tốt hơn, các nhà sản xuất thường dùng đến hóa chất.

Hồi năm 2008, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu đã yêu cầu ngành công nghiệp hóa chất cung cấp thông tin về độ an toàn của một hóa chất có tên diphenylamine (DPA). DPA là một hóa chất được sử dụng rộng rãi trong việc bảo quản táo sau khi thu hoạch. Theo báo cáo của Đại học Washington sau khi họ kiểm tra các trung tâm sản xuất táo trên quy mô công nghiệp, DPA có tác dụng ngăn ngừa các đốm nâu xuất hiện trên mề mặt quả táo, hóa chất này bắt đầu dấy lên lo ngại khi nó giữ táo tươi ngon trong khoảng vài tháng.

Bản thân DPA được cho là không gây nguy hiểm nhưng khi bị phá vỡ, nó có thể sinh ra một chất có “họ hàng” với nitrosamine – một hóa chất được biết đến với khả năng gây ung thư. Đây chính là lý do vì sao Cơ quan quản lý An toàn Thực phẩm châu Âu muốn biết thêm thông tin về DPA.


Nếu không dùng hóa chất bảo quản, táo sẽ nhanh chóng xuất hiện các đốm nâu báo hiệu tình trạng hư hỏng.

Những người chịu trách nhiệm trong ngành công nghiệp hóa chất đã cho tiến hành nghiên cứu về 3 hóa chất không rõ ‘danh tính’ sinh ra từ DPA nhưng họ đã không thu thập được bất kỳ thông tin nào về 3 hóa chất này, ngoài việc khi DPA bị phá vỡ sẽ sinh ra nitrosamine”, Nhóm Công tác Môi trường cho biết trong một báo cáo. Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu  lo ngại rằng DPA có thể phân hủy thành nitrosamine khi tiếp xúc với nitơ – một nguyên tốt phổ biến trong môi trường. Năm 2012, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu đã cấm sử dụng DPA trong sản xuất táo, cơ quan này cũng áp dụng mức độ tồn dư DPA trên táo nhập khẩu là 0,1/1.000.000.

Theo Nhóm Công tác Môi trường Mỹ, năm 2010, khi Bộ Nông nghiệp nước này tiến hành xem xét dư lượng DPA trên táo, kết quả cho thấy 80% mẫu táo có chứa hóa chất này. Mức độ dư lượng DPA trung bình là khoảng 0,42/ 1.000.000, gấp 4 lần so với giới hạn dư lượng cho phép của châu Âu. Nói cách khác, các loại táo Mỹ trên thị trường hiện này sẽ được xem là không an toàn ở châu Âu (nhưng được chấp nhận ở Mỹ và nhiều quốc gia khác).

Khi Cơ quan An toàn thực phẩm Mỹ kiểm tra dư lượng DPA trên táo xanh, kết quả cho thấy lượng DPA lên đến 10/1.000.00, gấp 100 lần so với giới hạn cho phép ở châu Âu. Theo báo cáo của Nhóm Công tác Môi trường, quy định về mức độ dư lượng DPA trên táo Mỹ vẫn chưa được xem xét lại kể từ năm 1988 và có vẻ như Cơ quan An toàn thực phẩm Mỹ cũng không có ý định xem xét nó trong tương lai.


Trong khi chưa đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về tác hại của DPA, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng nên tránh xa loại táo có bảo quản bằng hóa chất này.

Ba nhà khoac học của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ được giao nhiệm vụ đánh giá sự an toàn của thuốc trừ sâu nói với Nhóm Công tác Môi trường rằng họ không biết gì về lệnh cấm và hạn chế nhập khẩu táo Mỹ do phía châu Âu mới đặt ra. Họ cũng cho biết thêm rằng Cơ quan Bảo vệ Môi trường không có kế hoạch đánh giá lại mức độ an toàn của DPA trước những động thái trên từ phía châu Âu.

Liệu DPA có gây ra nguy cơ sức khỏe? Các chuyên gia thực sự không thể đưa ra câu trả lời cho người tiêu dùng ngay lúc này, tuy nhiên, cho đến khi tìm hiểu kỹ và có kết luận cuối cùng, nhà chức trách châu Âu đã khuyến cáo rằng người tiêu dùng không nên ăn những thực phẩm được bảo quản bằng DPA. Đối với người tiêu dùng ở Mỹ và các quốc gia nhập khẩu táo từ Mỹ, Nhóm Công tác Môi trường khuyến cáo rằng chỉ nên dùng các loại táo hữu cơ không chứa hóa chất bảo quản.

Nguồn: Theo Motherjones

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.