“Thần dược” cho chuyện phòng the

Quan niệm về âm – dương là một triết lý trong y học phương Đông. Triết lý này cho rằng trong cơ thể con người, gan, thận, phổi…, ngay cả tương tác giữa con người với môi trường sống cũng đều cần có sự quân bình âm dương.

Đây là triết lý khoa học vững chắc mà không phải bói toán hay mê tín. Sự quân bình động âm – dương luôn được duy trì trong từng cơ quan sống. Có mối liên hệ nào giữa triết lý đó với nội tiết tố mà chúng ta muốn tìm hiểu?

Khoa học đã chứng minh tính âm trong y học phương Đông được tìm thấy, chẳng hạn như nồng độ estrogen trong thể và tính dương chính là testosteron. Như vậy sự “quân bình động” trong cơ thể nam có 1/3 nội tiết tố nữ và ngược lại. Do đó, thỉnh thoảng các bạn gái có kêu than: “Tao giống con trai quá” cũng là điều dễ hiểu.

 

Tiền nhân cũng tìm ra những thức ăn nhằm bổ sung các nội tiết tố cho cơ thể. Có thực các thức ăn này cung cấp nội tiết tố tự nhiên hay không? Thực sự, ở giai đoạn cơ thể còn sung mãn lúc tuổi trẻ, khó nhận thấy thức ăn có đóng vai trò quan trọng hay không? Vào giai đoạn sau 35 – 40 tuổi, chúng ta sẽ cảm nhận được sự khác biệt.

Vậy, ăn gì để bổ âm và ăn gì để bổ dương (tăng estrogen và tăng testosterone)?

– Con bổ củi: Con bổ củi sống trong thân cây ô môi, được đồn đại về dược tính “hồi dương, trị liệt”. Thực tế, từ xưa người ta ngâm rượu làm bài thuốc có công dụng tăng cường sức lực cho giới mày râu, gọi là thần dược “ông uống bà khen”. Để rượu ngâm bổ củi thêm tác dụng, người ta ngâm chung với: độc hoạt, phòng phong, kê huyết đằng, đan sâm, xuyên khung, bạch linh theo một công thức cố định sau 100 ngày là dùng được. Tác dụng: trị được đau nhức, hỗ trợ chứng liệt dương, tăng cường khả năng tình dục ở nam giới…

– Con cá ngựa tên khác: hải mã, thủy mã, mã đầu ngư, hải long. Từ trước đến nay, cá ngựa vẫn được coi là vị thuốc cho các đấng mày râu có vấn đề về sinh lý. Cá ngựa được phối hợp với các vị thuốc khác trong nhiều bài thuốc ngâm rượu để bổ dương. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, cá ngựa cũng rất tốt cho phụ nữ. Trong cá ngựa chứa nhiều protit, các hoạt chất dạng estrogen, androgen. Tác dụng: ôn thận tráng dương, điều khí hoạt huyết. Dùng cho các trường hợp liệt dương, di tinh, chấn thương, thần kinh suy nhược, bất lực.

 

 

– Máu trắng của loài tôm hùm làm tăng estrogen.

– Nhung hươu, rượu rắn… tăng testosterone, điều này chưa chứng minh trên phương diện khoa học là có tăng thật sự hay không?

– Các loại trái cây đã qua thực nghiệm: dưa hấu, sâm củ.

– Đặc biệt, hành lá có tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới và ngừa được một số bệnh lý tim mạch.

– Rượu Minh Mạng: Có công dụng trong vấn đề tình dục có tác dụng phục hồi sức khỏe sau quá trình bị mất sức, và là bổ dược chứ không phải dâm dược.

Như vậy, các bài thuốc trên bao gồm các vị thuốc có tác dụng bổ khí huyết, bổ âm, bổ dương, trừ phong thấp, mạnh gân cốt và kích thích tiêu hóa, cả nam và nữ đều dùng được.

 

Nói chung, bảng điều khiển nội tiết tố là cuộc giao thoa giữa bài thuốc Đông y và những chế tạo tân dược trong điều trị Tây y. Việc hướng đến cân bằng nội tiết nhằm mang lại chất lượng cuộc sống cho mọi người trong việc kéo dài tuổi xuân, giảm thiểu bệnh tật… Song cần biết rằng, mỗi phương pháp cân bằng dù Đông y hay Tây y đều có những mặt lợi ích mà bạn cần phải hiểu để phát huy thế mạnh. Ở bảng điều khiển Đông y lấy từ thiên nhiên, bạn cần “bồi bổ” trong quá trình lâu dài. Với Tây y, đó là cuộc điều chỉnh tức thì, tuy nhiên nếu lạm dụng thì không mang lại kết quả mong muốn.

Nguồn: Theo Ph? n? TPHCM

Bài viết được thành viên sưu tầm và đăng tại:
ChaMeCuaCon.com – Trang web chia sẻ kinh nghiệm về sức khỏe và làm đẹp.